Có thể bạn đã mua trà sau khi thưởng thức một tách trà thơm ngon tại một cửa hàng trà địa phương. Nhưng có khi nào bạn nhận thấy khi mang nó về nhà nó không giống như vậy, thậm chí rất tệ. Nếu bạn có kinh nghiệm như vậy, nước pha trà của bạn có thể là thủ phạm. Ngay cả khi bạn mua loại trà chất lượng cao nhất, nó chỉ có thể đạt được tiềm năng đầy đủ khi được pha với nguồn nước lý tưởng.
Người Trung Quốc cho rằng nguồn nước tốt nhất để pha trà nên cùng nguồn với nước để tưới trồng cho cây trà đó. Đây có thế là ý tưởng tốt nhưng không thực tế, trừ khi bạn là chủ sở hữu hay sống gần nhà máy trồng chè. Ở phương Tây, có người cho rằng nước máy của họ phù hợp để pha trà đơn giản vì nó an toàn để uống. Điều này có thể có thật ở một số nơi, nhưng nhiều khả năng nước máy không phải là sự lựa chọn tốt cho một tách trà.
Bài viết bên dưới đề cấp đến các vấn đề liên quan đến nước pha trà sau
- Hiểu về nước
- Thế nào là nước tốt nhất cho trà
- Một số giải pháp cải tạo nước
- Những lưu ý về cách nấu nước pha trà
1. Hiểu về nước
Trước khi bạn cùng tôi phân tích thế nào là nước tốt nhất dành cho trà, tôi muốn bạn dành chút thời gian để có thể hiểu hơn về nước, có thể là sẽ có chút dài dòng. Nhưng tôi muốn chia sẻ một điều rằng: “Khi mở rộng trái tim cho mọi khả năng, bạn bắt đầu nhận thấy những việc nhỏ có thể dẫn đến những khám phá vĩ đại”
Khi bắt đầu dấn vào thế giới của trà, tôi cũng bắt đầu tìm hiểu về người bạn thân của nó “Nước”, bởi trong trong một tách trà chỉ có 2 thành phần chính là trà và nước. Một lý do nữa là vì tôi có nghe nói rằng, nếu không có nước tốt thì đừng nghĩ đến chuyện pha trà, tôi sợ trà của mình bị lãng phí (tôi nghèo lắm, không có nhiều trà đâu).
Thuở trước, tôi ấn tượng bởi một câu nói của Lão Tử, rất hay nghe trong phim kiếm hiệp “Không có gì mềm mại hơn nước, nhưng cũng không có gì mạnh mẽ hơn nước” hay “Nước chảy đá mòn”. Kiến thức phổ thông cũng đề cập đến việc sự sống bắt đầu từ khi có nước. Mặc dù nước xuất hiện khắp nơi trong đời sống, chúng ta uống nước và sử dụng nước hằng ngày ; nhưng hiếm khi ta dừng lại để nghĩ nghiêm túc về nó.
Có một niềm tin cổ xưa rằng nơi có nước là nơi có sự sống. Ở Nhật Bản, một địa điểm có nước phun lên từ mặt đất được cho là vùng đất thiêng và có mức năng lượng cao, là nơi lý tưởng để xây dựng đền thờ. Những địa điểm khác cũng được ngầm định là thiêng liêng bởi “sóng năng lượng” mà nó phát ra và những vị trí này gần như đều được phát hiện nằm trên dòng nước ngầm.
Không có gì gần gùi hơn nước, và cũng không có gì bí ẩn hơn nước
Một sự tình cờ thú vị đã dẫn đưa tôi tìm đến với: “Thông Điệp Của Nước” của Tiến sĩ Masaru Emoto. Một cuốn sách tuyệt vời không chỉ giúp tôi hiểu rõ hơn về các đặc tính của nước mà còn khiến tôi thay đổi sâu sắc về thế giới quan, thay đổi cách nhìn nhận về tác động của con người lên vạn vật. “Thông điệp của nước” khiến tôi như người trong cơn u mê chợt bừng tỉnh và có cảm giác như đang nắm trong tay chìa khóa để lần mở những bí ẩn của đời sống nhân loại.
Có lẽ nào: Nước đến trái đất từ không gian bên ngoài và mang theo một chương trình cần thiết cho việc phát triển sự sống?
“Những khám phá của tôi về bí ẩn của nước đã khiến tôi suy nghĩ rằng nước là một điều gì đó không thuộc về trái đất. Tại sao bạn lại nghĩ có rất nhiều nước trên trái đất? Hầu hết các lời giải thích đều là khi trái đất được hình thành khoảng 4,6 tỷ năm trước, nước chuyển thành hơi, bị bay hơi, tạo thành mưa rơi xuống trái đất, kết quả là tạo thành các đại dương.
Tất cả tiến trình này bắt đầu cùng sự ra đời của mặt trời. Những khối khí kết hợp với nhau và bắt đầu quay, tạo ra một quả cầu màu đỏ. Bụi và khí kết hợp cùng nhau, hình thành nên trái đất và các hành tinh khác trong hệ mặt trời. Tại thời điểm này, trái đất vẫn chỉ là một quả cầu magma nóng chảy chứa khí hydro. Khi magma nguội đi, hydro bốc hơi, khí quyển mới được hình thành.
Nhưng không phải tất cả các học giả đều đồng ý với giả thuyết này, nhiều người còn đưa ra những ý tưởng hoàn toàn khác biệt. Chẳng hạn Louis Frank tại Đại học Iowa, ông cho rằng nước đến trái đất dưới dạng một khối băng từ không gian bên ngoài.
Giáo sư Frank bắt đầu cảm thấy bối rối khi những tấm ảnh từ vệ tinh cho thấy những điểm đen, ông đã kết luận rằng những điểm đen đó chính là những sao chổi nhỏ đã rơi xuống trái đất. Những sao chổi nhỏ này thực sự là những khối nước và nước đá nặng hàng trăm tấn và chúng đã rơi vào bầu khí quyển trái đất với tốc độ khoảng 20 khối một phút (hay 10 triệu khối một năm). Lý thuyết này cho rằng các khối nước đá đã bắn phá trái đất vào 40 tỷ năm trước, hình thành nên biển và đại dương, hiện tượng này vẫn tiếp diễn cho đến tận bây giờ.
Khi trọng lực của trái đất kéo những khối băng này vào bầu khí quyển, nhiệt độ của mặt trời làm chúng bốc hơi và chuyển thành thể khí. Khi chúng rơi cách trái đất khoảng 55 km từ bên ngoài không gian, các thành phần khí sẽ trộn lẫn với không khí trong khí quyển và bị bung ra, rơi xuống trái đất tạo thành mưa hay tuyết.
Vài năm trước, có một thông báo của NASA và Đại học Hawaii cho rằng lý thuyết của tiến sỹ Frank là đáng tin cậy để được tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện truyền thông, nhưng vẫn có nhiều nhà khoa học không chấp nhận việc nhìn nhận thế giới theo cách nhìn mới này.
Nếu cách tiếp cận mới này nhận được sự tin cậy rộng rãi, nó sẽ khiến nhiều cuốn sách phải được viết lại. Nó sẽ có tác động đến hầu hết các lý thuyết khoa học liên quan đến sự sống trên trái đất, ví như nguồn gốc của loài người và thuyết tiến hóa của Darwin.
Mọi người đều chấp nhận rằng không thể duy trì sự sống mà không có nước và nếu
chúng ta tiếp tục chấp nhận rằng nước – nguồn gốc của sự sống – được gửi đến từ không gian bên ngoài, chúng ta sẽ đi đến kết luận hợp lý rằng tất cả sự sống, bao gồm toàn bộ nhân loại đều do người hành tinh khác gửi đến trái đất.
Nhưng nếu chúng ta tiếp tục với giả thuyết rằng nước đến từ bên ngoài trái đất, có lẽ chúng ta sẽ dễ tiếp cận hơn với những đặc tính khác thường của nước.
Tại sao băng nổi? Tại sao nước có khả năng hòa tan lớn? Tại sao một chiếc khăn có thể thấm nước, bất chấp tác dụng của lực hấp dẫn? Từ quan điểm nước không thuộc về thế giới này, những bí ẩn trên và những bí ẩn khác xung quanh nước có lẽ sẽ bớt khó hiểu hơn đôi chút.
Nước đến từ bên ngoài không gian – nghe có vẻ hơi cường điệu quá. Nhưng chẳng phải nó cũng giúp trí tưởng tượng của bạn thêm phong phú sao? Sau khi nước hoàn thành một hành trình dài xuyên vũ trụ, nó bắt đầu chuyến hành trình tiếp theo trên hành tinh của chúng ta.
Khi các cục nước đá đến trái đất, chúng trở thành những đám mây và rơi xuống trái đất tạo thành mưa hoặc tuyết. Nước sẽ làm sạch những ngọn núi, thấm vào lòng đất, khiến mặt đất trở nên giàu khoáng chất, tiếp đó chúng trở lại mặt đất một lần nữa. Từ những dòng sông đến các đại dương, mặt trời làm nước bốc hơi và trả chúng lại cho bầu trời một lần nữa dưới hình dạng những đám mây.
Nước và những khoáng chất mà chúng mang theo suốt chu kỳ này giúp duy trì sự sống. Lượng khí CO2 trong khí quyển chảy vào các đại dương và tạo điều kiện cho phép quang hợp, tạo nên một hệ sinh thái cân bằng.
Đại dương là nơi các hạt sự sống đầu tiên xuất hiện vào khoảng 3,8 tỷ năm trước. Các hạt này phát triển thành tảo có khả năng quang hợp, là nguồn đầu tiên cung cấp khí oxy. Khí oxy tương tác với tia cực tím từ mặt trời, bọc trái đất trong một vòng bảo vệ được gọi là tầng ozone.
Tiếp đó, khoảng 420 triệu năm trước, sự sống đã bước những bước đầu tiên ra khỏi
nước, tự giải phóng mình khỏi đáy sâu của đại dương với sự trợ giúp của khí oxy và tầng ozone.
Sự ra đời của tổ tiên chúng ta được cho là diễn ra vào khoảng 20 triệu năm trước tại châu Phi. Nếu chúng ta xem xét lịch sử 4,6 tỷ năm của trái đất như là một năm, thì nhân loại được sinh ra vào lúc 8 giờ tối ngày cuối cùng – tất cả là do sự hình thành của khí oxy và tầng ozone.
Và lực lượng tạo ra sự sống, cho phép cuộc sống phát triển dĩ nhiên là nước. Nước làm được việc này vì nó có khả năng hòa tan các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự sống và mang chúng từ những ngọn núi, dòng sông đến các đại dương.
Vì vậy, tiếp theo chúng ta tự hỏi mình rằng liệu bộ phim vĩ đại của cuộc sống này phải chăng chỉ là một sự tình cờ. Khi chúng ta nghĩ về cốt truyện bắt đầu từ một thời điểm xa xôi trong quá khứ như một thử thách cho bản thân – sự ra đời của sự sống trên hành tinh này, dẫn tới việc tạo ra một hệ thống hoàn hảo thúc đẩy sự tiến hóa – chúng ta không thể cản trở nhưng có thể cảm thấy mục đích vĩ đại này có nhiều điểm liên quan.
Kazuo Murakami – giáo sư danh dự của Đại học Tsukuba – đã nhận được sự chú ý của toàn cầu khi giải thích các mã DNA với tên gọi renin. Phán đoán của ông về câu hỏi này như sau: Khi bạn càng thêm hiểu biết về DNA, bạn càng buộc phải thừa nhận rằng có bàn tay đóng vai trò trong việc ghi nhận và tổ chức thông tin trong những không gian nhỏ bé như vậy. Thuật ngữ mà ông sử dụng để mô tả sự tồn tại này là “điều gì đó vĩ đại”.
Chúng ta không thể giải thích bộ phim vĩ đại về nước và sự sống nếu chúng ta bỏ qua sự tồn tại của “một điều gì đó vĩ đại”. Ngay cả bây giờ, kịch bản này vẫn tiếp tục diễn ra, phù hợp với kịch bản được viết bởi những tư tưởng vĩ đại của vũ trụ.
Nước cổ xưa đã mang theo thông tin gì khi rời khỏi không gian rơi vào trái đất? Chúng ta có thể giả định rằng nó mang theo một chương trình cần thiết cho việc phát triển sự sống. Và bây giờ, tôi hi vọng bạn bắt đầu mường tượng ra những hình ảnh rõ ràng hơn về cuộc sống.
Nước đến từ trời cao mất vài chục năm hay nhiều khi hàng trăm năm để ngấm vào đất, trở thành nước ngầm. Bà Joan S. Davis từ Đại học Kỹ thuật Zurich đã tiến hành nghiên cứu nước sông ở Thụy Sỹ trong khoảng 30 năm và bà đề cập đến nó với cách diễn đạt đầy cảm xúc – nước khôn ngoan. Ngược lại, bà đề cập đến nước rơi xuống gần đây như là nước vị thành niên.
Trong quá trình rơi xuống trái đất, ngấm vào lòng đất, sau đó nổi lên, nước chứa đựng thông tin từ những khoáng chất khác nhau và trở nên khôn ngoan.
Sau 30 năm làm việc tại trường đại học Joan nghỉ hưu và hiện tại bà tiến hành các nghiên cứu của riêng mình. Tại một hội nghị ở Thụy Sỹ, tôi đã có vinh hạnh được thuyết trình cùng bà. Trọng tâm nghiên cứu của bà là xử lý nước. Hệ thống cung cấp nước hiện nay đều thông qua các đường ống dài khiến nước không thực sự tốt cho cơ thể. Khi nước tiếp xúc với áp suất cao và chảy dọc theo những đường ống, những cụm nước bị phá vỡ dẫn đến việc các khoáng chất bị mất đi.
Vì vậy Joan tập trung chú ý vào việc tìm ra những cách thức đơn giản để cung cấp nước tốt cho sức khỏe đến đông đảo mọi người, kể cả người nghèo. Một trong những đề xuất của bà là sử dụng tinh thể: Khi một tinh thể băng nhỏ được cho vào trong nước, những khoáng chất trong nước được giữ lại, do đó nước sẽ phát triển lành mạnh hơn. Bà cũng tiến hành nghiên cứu nâng cao chất lượng nước bằng cách sử dụng nam châm và thiết kế vòi nước để sinh ra những chuyển động tròn trong nước. Bà muốn biết làm thế nào để đưa được những chuyển động tự nhiên vào trong nước được cung cấp.
Joan đã nói về những nghiên cứu của mình như sau:
Tôi được nghe nhiều về các nghiên cứu tinh thể nước của ông từ những người quan
tâm. Tôi nghĩ rằng nghiên cứu này sẽ cung cấp cho mọi người nhiều gợi ý quan trọng.
Một trong số đó là chúng ta cần thể hiện sự tôn trọng hơn nữa đối với nước. Một gợi ý khác là cần nhận thức được rằng nước phản ứng lại với năng lượng, kể cả những năng lượng tinh vi nhất. Tôi cũng mong muốn các nhà khoa học và các quan chức biết rằng hiện nay chúng ta hầu như chưa làm gì để bảo vệ nước.
Tôi cảm thấy những nghiên cứu của tôi có thể được áp dụng trong lĩnh vực chăm sức khỏe và y tế. Rất ít người quan tâm đến tầm quan trọng của những tính chất vật lý trong nước. Ví dụ, người ta nói rằng nước khoáng tốt cho sức khỏe, nhưng rất ít người biết rằng khoáng chất trong nước khoáng có thể là nguyên nhân gây ra xơ cứng động mạch. Ngoài ra, nước khoáng có ga có nồng độ axit cao, nên chúng không tốt cho cơ thể. Trong mọi trường hợp, chúng ta cần tránh nước đóng chai và thay thế chúng bằng nước chảy tự nhiên. Nước muốn được tự do.
Joan cũng nói tiếp như sau:
Điều quan trọng là chúng ta phải thay đổi những mong muốn của mình để xử lý nước
bằng sự tôn trọng. Trong nền văn hóa hiện đại, chúng ta đã đánh mất thái độ tôn trọng đối với nước. Ở Hy Lạp cổ đại, mọi người thực sự tôn kính nước và nhiều câu chuyện trong thần thoại Hy Lạp đều được dựa trên sự bảo vệ nước. Nhưng sau đó khoa học xuất hiện, bác bỏ những thần thoại này vì chúng không khoa học. Nước mất đi sự thần bí của mình và trở thành một chất như muôn vàn chất khác mà công nghệ có thể làm sạch khi cần. Đôi khi chúng ta nói: “Nước tinh khiết là không tinh khiết”. Nước được xử lý trong những nhà máy lọc không phải là nước tạo ra những tinh thể đẹp. Điều nước cần không phải là sự thanh lọc mà là sự tôn trọng.
Những lời lẽ khôn ngoan này đều là kết quả của quá trình nhiều năm quan sát nước. Tôi cảm thấy thật sự được khích lệ khi có một nhà khoa học tài năng thể hiện sự quan tâm đối với những nghiên cứu về tinh thể của mình, với sự tôn trọng dành cho nước.”
Trích đoạn các bạn vừa đọc trên đây được trích nguyên văn trong Chương 2: Cánh cổng mở ra một thế giới khác biệt
Thông qua việc chụp hình các tinh thể nước khắp nơi trên thế giới của Tiến sĩ Emoto cùng với các nghiên cứu về nước của các nhà khoa học khác giúp ta ta nhận ra nhiều điều; những nguồn nước tồn tại ở dạng tự nhiên bất kể là nước suối, nước băng, nước mưa, nước sông đểu có những đặc tính khác thường và trong khi nước máy, nước mưa, nước sông trong các thành phố lại mang đến nhiều thông điệp đáng báo động. Để có được một nguồn nước tốt ta cần ghi nhớ 2 điều quan trọng là nước muốn tự do và muốn được tôn trọng.
2. Thế nào là nước tốt nhất cho trà
Một ấm trà ngon được đánh giá qua 3 yếu tố: hương thơm, vị trà và màu nước. Vì vậy, nước tốt để pha trà là giúp cho trà tôn lên hương thơm nhiều nhất, lôi kéo được các chất tạo nên vị trà và tạo màu trà đẹp mắt.
Nhân tiện nói đến nước tốt để pha trà, tôi lại nhớ đến chi tiết đi xin nước pha trà của cụ Sáu trong “Những chiếc ấm đất” của Nguyễn Tuân. Ông cụ gần mười năm uống trà Tàu cứ phải có nước giếng chùa Đồi Mai mới chịu pha. Cụ nói: Chùa nhà ta có cái giếng này quý lắm. Nước rất ngọt. Có lẽ tôi nghiện trà tàu vì giếng nước chùa nhà đây. Tôi sở dĩ không đi đâu xa được vì không đem được nước giếng này để pha trà. Chỉ có nước giếng đây là pha trà không bao giờ lạc mất hương vị. Rõ ràng rằng, việc chọn nước pha trà là rất quan trọng đối với những người uống trà
Thời xưa, việc có được nước tốt để pha trà là khá khó khăn. Giờ đây, chúng ta may mắn là có sẵn nước tinh khiết đóng chai để pha trà. Nước đóng chai chưa hẳn là tốt nhất, nhưng pha trà cũng khá ốn rồi. Những nguồn nước tốt hơn có lẽ phải dốc công tìm kiếm.
Điều gì đã tạo nên sự khác nhau của chất lượng trà khi pha bằng những nguồn nước khác nhau. Dưới đây là một số các nhân tố ảnh hưởng có thể xác định được bằng lý tính
a. Hàm lượng Oxy hòa tan trong nước DO (Dissolved Oxygen)
Trong nước luôn tồn tại một lượng khí oxy hòa tan. Nồng độ Oxy hòa tan thường được tạo ra một phần do sự khuyếch tán, hòa tan của oxy từ không khí vào trong nước, một phần là do sự quang hợp của tảo và các loại cây thủy sinh nhả ra oxy vào trong nước.
Những nguồn nước thiên nhiên thường có lượng oxy hòa tan dồi dào nhờ những nguồn nước này có sự chuyển động và bề mặt tiếp xúc nhiều với không khí nên tiếp nhận được nhiều oxy.
Một yếu tố ảnh hưởng đến lượng oxy trong nước là áp suất, áp suất càng cao thì lại càng ít oxy hòa tan. Do đó, các loại nước ngầm, nước giếng tầng đáy thường có rất ít oxy hòa tan.
Lượng oxy hòa tan là yếu tố quan trọng gây tác động chính đến mùi hương. Lượng oxy hòa tan giúp các thành phần chịu trách nhiệm về mùi hương được phát huy đầy đủ, nâng cao giá trị thưởng trà.
b. Độ cứng của nước
Nước cứng là nước có chứa hàm lượng cao cation Canxi (Ca2+) và Magie (Mg2+). Tùy theo độ cứng của nước người ta chia thành các loại sau:
Độ cứng từ 0 – 50mg/l: Nước mềm
Độ cứng từ 50 – 150mg/l: Nước hơi cứng
Độ cứng từ 150 trở lên: Nước cứng
Nước cứng thường gây ra các hiện tượng đóng cặn trắng trong các thiết bị đun. Dùng nước cứng pha trà gây ra hiện tượng nổi váng trên bề mặt.
Bên cạnh việc tạo váng thì các thành phần khoáng phản ứng mạnh với các polyphenol trong trà làm cho trà có vị mạnh hơn, đậm màu hơn. Các loại nước suối hay nước giếng đá ong có thành phần khoáng nhẹ (dưới 50mg/l) được cho là tạo ra vị trà rất tốt, so với nước không có thành phần khoáng vị trà khá nhạt nhòa.
c. Mùi nước
Trà rất nhạy cảm với các thành phần gây mùi, việc nước có mùi sẽ làm lấn át hương trà, gây ra mùi hương lộn xộn hoặc gây khó chịu. Do đó, nước dùng để pha trà tốt nhất là không có mùi.
Các loại nước có mùi:
– Nước ngầm, nước giếng khơi: thường có mùi trứng thối của khí H2S, kết quả của quá trình phân hủy các chất hữu cơ trong lòng đất và hòa tan vào mạch nước ngầm. Mùi tanh của sắt và mangan
– Nước tự nhiên (ao, hồ, sông, suối) có mùi tanh do sự xuất hiện của tảo và vi sinh vật, nước mưa có axit cũng có mùi khó chịu
– Nước máy: có mùi của Clo dùng để khử trùng nước.
d. Độ pH
Độ pH là chỉ sổ để xác định tính chất hóa học của nước, là nước trung tính, tính acid hay tính kiềm. Độ pH cũng liên quan đến hàm lượng chất tan trong nước
Nước trung tính (pH=7) là khá lý tưởng để pha trà. Hều hết các loại nước đóng chai hiện nay có pH=7. Nước máy có độ pH khoảng bằng 8 (cao hơn mức trung tính), điểu này giúp hạn chế hiện tượng ăn mòn các đường ống kim loại. Trong khi đó các nguồn nước tự nhiên như nước suối có pH khoảng 6 đến 7 (tính acid nhẹ); rất phù hợp để pha trà vì trà cũng có tính acid nhẹ.
Bạn có thể dễ dàng kiểm tra độ pH của nước bằng mẫu giấy quỳ tím, mua ở các tiệm thuốc tây. Giấy quỳ tím đổi thành màu hồng hoặc đỏ trong môi trường có tính acid, và hóa màu xanh trong môi trường có tính kiềm.
3. Một số giải pháp cải tạo nước
- Đối với nước máy có clo, cách đơn giản nhất là cho nước vào dụng cụ chứa để ủ nước vài ngày
Ủ nước không chỉ có tác dụng là bay clo mà còn làm giàu hơn lượng oxy hòa tan từ không khí và giúp giảm nhẹ độ pH
Một mẹo nhỏ hữu ích để khử nhanh clo nước máy là bạn có thể bỏ vài ba lá trà đã pha (bã xác trà) vào nước máy. Chỉ vài giờ sau là nước này đã hết mùi clo để có thể pha trà.
- Đối với nước cứng: nước cứng thường gặp ở các nguồn nước tự nhiên như nước ngầm, nước giếng khoan.
Đối với loại nước này có thể cải tạo bằng các sử dụng máy lọc nước trao đổi ion. Loại máy này có các 2 loại hạt nhựa là: hạt cationic (âm) và hạt anionic (dương). Các hạt nhựa này có khả năng giữ lại các thành phần gây ra nước cứng như canxi hay canxi.
4. Những lưu ý về cách nấu nước pha trà
- Chú ý quan trọng nhất khi nấu nước pha trà là nhiệt độ nước sôi. Mỗi loại trà cần có một mức nhiệt độ tối ưu để phải phóng các hợp chất tạo hương vị. Nên nếu pha các loại trà khác nhau mà không chú ý đến nhiệt độ thì hương vị trà sẽ không như mong muốn, thậm chí rất tệ.
Xem thêm: Nhiệt độ nước tối ưu để pha các loại trà
Thêm nữa, nước càng lạnh thì giữ càng nhiều oxy hòa tan. Nên nếu nước đun đã cũ, nước bình thủy thì không nên pha trà vì lượng oxy hòa tan đã không còn, hương trà rất nhạt
- Thứ hai là cần chú ý đến mùi nước. Nếu bạn đun sôi nước bằng gas, dầu hay các loại than thì cần chú ý các loại nhiên liệu này có thể ảm vào mùi nước của bạn.
- Thứ ba là nếu có điều kiện, bạn có thể sử dụng ấm Tetsubin của Nhật hoặc ấm Tử Sa để pha trà. Hai loại ấm này có thành phần sắt sẽ hòa tan vào trong nước, sắt sẽ tác dụng với tanin trong trà làm bớt vị chát, tăng thêm vị ngọt cho trà.
Xem thêm bài viết: khám phá tác dụng kỳ diệu mà ấm Tử Sa mang lại cho trà
Cuối cùng:
Trên đây là tất cả những gì mà hiện tại chúng tôi hiểu về nước pha trà, theo thời gian chúng tôi sẽ cố gắng hoàn thiện thêm về chủ đề lớn này đến cho bạn đọc.
Các bạn có thể hỗ trợ chúng tôi bằng cách Comment ý kiến của mình bên dưới.
Xin cảm ơn bạn đọc đã quan tâm!
Bài gốc: Hương Trà Việt