Trà Xanh (Green Tea) là 1 trong nhưng loại trà chủ yếu tại Việt Nam, Trung Quốc, được chế biến từ lá trà hoặc búp trà tươi, đây là loại thức uống không cần phải trải qua các công đoạn chế biến như lên men, loại bỏ màu xanh … Bằng phương pháp chế biến sao chế đặc biệt nhằm giữa lại được nguyên vẹn màu sắc)lá, búp trà, nước trà) và hương vị tươi ngon độc đáo của Trà Xanh.

trà xanh
Trà Xanh luôn nắm giữ trong mình một bản sắc riêng biệt

Trà Xanh luôn nắm giữ trong mình một bản sắc riêng biệt

Trà Xanh là thức uống được hái từ búp và lá non của cây Trà, là loại trà đã được trải qua tuyệt kỹ về chế biến như sao khô, vò, làm khô mà thành, trong đó những búp trà tươi non phải được trải qua nhiệt độ cao với sự kiểm soát từ những người có kinh nghiệm để loại bỏ quá trình Oxy hóa, đồng thời giữ được màu sắc xanh của lá trà. Do đó màu sắc của búp trà khô và nước trà sau khi pha hãm sẽ có màu xanh chủ đạo, chính thế mà từ xa xưa đã được đặt tên là trà xanh. Trà Xanh có là loại trà có phạm vi sản xuất vô cùng rộng lớn, Ở Trung Quốc có rất nhiều tỉnh sản xuất Trà Xanh như: Hà Nam, Quý Châu, Giang Tây, An Huy, Chiết Giang, Giang Tô, Tứ Xuyên, Thiềm Tây)Thiền Nam), Hồ Nam, Hồ Bắc, Quảng Tây, Phúc Kiến

lịch sử trà xanh

Lịch sử phát triển của Trà Xanh

Theo các văn tự lịch sử ghi lại cho thấy Mông Đỉnh Sơn là nơi có văn tự ghi lại việc nhân công gieo trồng trà sớm nhất. Lá trà được chế biến sớm nhất trong truyền thuyết Vương Bao《Đồng Ước》 cùng Ngô Lý Chân tại Mông Sơn gieo trồng trà mà thành. Có thể chứng minh Mông Đỉnh Sơn Tứ Xuyên chính là nơi khởi nguồn của Trà.

// Trong phần này chúng ta đang nói đến lịch sử của Trà Xanh Trung Quốc, chứ không nói chung về cội nguôn hay xuất xứ của Trà Xanh trên thế giới, bởi nước Việt ta cũng là một trong những dân tộc có lịch sử về văn hóa lâu đời, trong đó việc lấy lá trà tươi sử dụng làm thức uống hàng ngày cũng đã phát triển từ rất lâu đời. Quay về thời gian lịch sử, nước ta bị đô hộ từ năm 111 TCN thời nhà Triệu do Hán Vũ Đế làm hoàng đế. Nhưng đến tận đời nhà Đường (năm 618 TCN) do Đường Cao Tổ Lý Uyên làm hoàng đế, mới nói đến việc trồng trà, cũng như phát triển các khu vực trồng trà. Nhưng trong thời nước Việt ta bị đô hộ, thì trong thời gian này Trà đã được cho vào danh sách cống phẩm, cho thấy việc trồng và phát triển Trà đã có trước đó từ rất lâu, và được coi đó là sản phẩm trân quý, được liệt vào danh sách cống phẩm. Chính vì thế mà văn hóa và thức uống truyền thống này đã phải có ở nước ta từ rất lâu rồi, trải qua hơn 1 nghìn năm đô hộ, với nhiều chính sách đồng hóa, nước ta đã bị đốt hầu như toàn bộ sách vở văn thơ, chính trị … và cả những ghi chép về văn hóa, lịch sử, chính thế mà việc nguồn gốc đã bị mai một đi nhiều //

Trà Xanh khởi nguyên từ vùng bà rịa (nay là xuyên bắc, thiểm nam), theo 《 Hoa Dương Quốc Chí – Ba Chí 》 ghi lại: năm đó Chu vũ Vương (1046 TCN – 1043 TCN) đánh dẹp Vua Trụ)tương truyền rằng đây là một bạo chúa), bởi vì để khao quân sau buổi dẹp loạn bèn “Hiến Trà”.《 Hoa Dương Quốc Chí là một trang sử có uy tín 》có thẻ nhận định: những năm muộn thời đại Tây Chu, Xuyên Bắc (Bảy Phật Cống Trà) người Ba (tên một nước thời Chu, nay thuộc phía đông tỉnh Tứ Xuyên) đã bắt đầu chăm chút vào lá trà.

Có thể bạn quan tâm:  Gong Chun – Nơi huyền thoại bắt đầu!

các bước chế biến trà xanh

Các cách sao chế Trà Xanh

Để chế biến búp và lá trà thì được chia ra với các bước đơn giản như sau: sao, vò, sấy khô, trong đó một trong những công đoạn quan trọng nhất đó là sao chè. Búp và lá trà tươi, sau khi được thu hái sẽ phải trải qua công đoạn sao trà, để ngăn chặn quá trình lên men, cũng chính vì thế dưới nhiệt độ các tốt chất của trà thanh đổi, từ đó hình thành lên tính chất đặc thù của trà xanh.

Sao Trà Xanh : Sao Trà Xanh là khâu chế biến mang tính chất quyết định phẩm chất của Trà Xanh, thông qua nhiệt độ cao, sẽ loại bỏ đi độc tính có trong lá trà tưới, đồng thời chế ngự các chất Oxy Hóa, ngăn không có lá trà đổi thành màu đỏ, đồng thời nhiệt độ sẽ làm cho lá trà thoát lượng nước có trong lá tươi, khiến cho lá trở nên mềm mại, tạo điều kiện thuận lợi cho khâu vò trà, hương vị trà dần được cải thiện. Nhưng cũng có một số loại Trà thuộc dòng Trà Xanh thì khâu chế biến sẽ hơi có một chút thay đổi, còn lại thì thông thường sẽ đều phải trải qua các khâu trình tự như vậy. Khâu sao trà này luôn là khâu ảnh hưởng và là nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng của Trà.

Chưng Thanh: Đây là phương pháp dùng chính hơi nước bốc lên để sao trà, phương pháp này có từ thời xưa của Trung Quốc, được truyền từ Nhật Bản vào thời nhà Đường và được lưu truyền đến tận ngày nay, phương pháp sử dụng hơi nước này sẽ vừa loại bỏ độc tính có trong trà, đồng thời hình thành trà có màu xanh thẫm, nước trà có màu xanh nhạt và bã trà có màu xanh đậm, từ đó hình thành lên thương hiệu đặc trưng mang tên “Tam Lục”

Trà Xanh là loại trà có lịch sử hình thành sớm nhất, người xưa hái những búp trà non rồi đem phơi khô dưới ánh nắng mặt trời rồi đem cất lưu trữ, có thể nhìn vào lịch sử rộng lớn sẽ thấy việc gia công trà xanh đã có lịch sử trên 3000 năm tuổi, nhưng chính thống gia công trà xanh thì vào thế kỷ thứ 8 TCN, nhưng đến tận thế kỷ 12 mới phát minh ra phương pháp sao thanh, từ đó kỹ thuật gia công Trà Xanh mới trở nên thuần thục hơn, rồi cứ thế được bắt chước cho đến ngày nay.

Sái Thanh (Phơi Nắng): Sái Thanh là dùng ánh sáng mặt trời để phơi khô trà, phương pháp này phân bố tại Hồ Nam, Hồ Bắc, Quảng Đông, Quảng Tây, Tứ Xuyên, Vân Nam, Quý Châu. Trà Xanh được hong khô bằng cách phơi nắng, loại trà cho chất lượng tốt nhất bằng phương pháp này đó là Trà Vân Nam có lá to, còn có tên gọi là “Điền Thanh”, nhưng loại trà khác như Xuyên Thanh, Kiếm Thanh, Quế Thanh, Ngạc Thanh mỗi loại đều có phẩn chất khác nhau, nhưng không thể bằng được loại Trà Điền Thanh.

Sao Thanh: Do quá trình làm khô trà thông qua máy móc hoặc làm bằng tay không giống nhau, làm cho vẻ bề ngoài của trà cũng hình thành ra nhiều hình dáng khác nhau như trà sợi dài mảnh, trà viên tròn, trà hình phiến, trà hình kim, trà hình xoắn ốc … do đó người xưa phân chia thành Trường Sao Thanh (loại sợi mảnh), Viên Sao Thanh (Viên Tròn), Biển Sao Thanh (loại dẹt) …

Có thể bạn quan tâm:  Quy trình sản xuất trà Thiết Quan Âm ở An Khê

Sau tinh chế Trường Sao Thanh người gọi là mi trà, thành phẩm có hoa văn và màu sắc rất được quý trọng, có các loại như Trân Mi, cống Hi, Vũ Trà, Châm Mi, Tú Mi được chứng nhận là có phẩm chất không giống nhau

  • Trân Mi: hình thái thanh mảnh tựa như đôi mi của thiếu nữ, màu sắc xanh nhuận khởi sương, hương thơm tươi mat, hương vị nồng mà sảng khoái, nước và bã trà có màu vàng sáng bóng
  • Cống Hi: hình thái tròn thuộc trường sao thanh, sau khi tinh chế gọi là Cống Hi, ngoại hình viên gần giống như châu trà, tròn mà kích thước ngay ngắn, không có vụn vỡ, sắc xanh đều, hương thơm thuần khiết, hương vị đậm đặc, bã trà non đều
  • Vũ Trà: ngoại hình thanh mảnh, ngắn, kếu cấu chặt chẽ, màu sắc xanh đều, hương thơm thuần khiết, hương vị đậm đặc, nước trà màu vàng xanh, bã trà non đều

Viên Sao Thanh: ngoại hình viên tròn có kết cấu chặt chẽ, do vùng sản xuất và phương pháp chế biến khác nhau, chính vì thế mà lại chia những loại khác nhau như: Bình Sao Thanh, Tuyền Cương Huy Bạch và Dũng Khê Hỏa Thanh.

bước vò trà xanh
Vò trà xanh giúp tạo hình và tăng hương vị của trà lên cao hơn

Bước Vò Trà Xanh: Vò Nhàu là quy trình tạo hình bên ngoài của trà, thông qua tác dụng ngoại lực, khiến cho lá trà mềm, cuộn lại thành sợi, thể tích thu nhỏ lại, càng dễ dàng ngâm hãm, đồng thời lượng nước có bên trong lá trà khi bị vò sẽ bị ép tràn ra bề mặt của lá, cũng chính vì như vậy mà đã nâng cao được nồng độ và hương vị của trà. Thao tác vò Trà Xanh được chia làm Lãnh Nhu (lạnh) Và Nhiệt Nhu (nóng), trong đó Lãnh Nhu là sau khâu sao trà người ta sẽ rải đều để nguội, mát rồi mới vò trà, còn Nhiệt Nhu là lá trà sau khi sao trà người ta sẽ không để nguội mà nhanh chóng vò trà luôn.

Lá trà non sẽ thích hợp để áp dụng phương pháp Lãnh Nhu để bảo vệ màu vàng xanh, sáng bóng, cũng như để màu nước trà và bã trà được non xanh. Lá Trà già thích hợp áp dụng phương pháp Nhiệt Nhu, vì nó có lợi cho việc định hình lá trà)cuộn tròn, xoắn dài …) với độ xoắn được chặt chẽ, giảm thiểu đi việc vỡ vụn trong khâu chế biến.

Làm Khô Trà Xanh: Mục đích của việc làm khô là giúp cho lượng nước có trong lá trà thoát ra bên ngoài, đồng thời thay đổi hình dáng vào màu sắc bên ngoài của lá trà, và đặc biệt hơn đó là làm tăng hương vị của trà lên mức cao nhất. Phương pháp làm khô có 3 cách chủ yếu đó là: hong khô, rang khô (sao khô), phơi khô dưới nắng.

Quy trình làm khô Trà Xanh hầu hết phải trải qua hong khô, sau đó tiến hành sao khô, bởi khi lá trà trải qua công đoạn vò, thì hàm lượng nước bên trong lá vẫn còn lại rất nhiều, nếu mang đi sao khô trực tiếp trong nồi thì sẽ nhanh chóng bị đóng váng, cặn, làm cho nước bên trong lá trà sẽ kết lại nhiều hơn trên thành nồi)hoặc chảo), do vậy trước khi tiến hành sao người ta phải hong khô để giảm đi lượng nước sau đó mới tiến hành sao khô

Đặc tính phẩm chất của Trà Xanh

Trà Xanh là loại trà không lên men, do những đặc tính khác nhau mà quyết định những thành phần vật chất tự nhiên có trong lá trà tươi được giữ lại nhiều. Những thành phần chất Polyphenol, Caffein trong lá trà tươi có thể được giữ lại bên trong lên đến 85%, chất diệp lục có được lưu lại khoảng 50%, các Vitamin mát đi cũng không đáng kể. Trà Xanh có tác dụng chống lão hóa, phòng chống ung thư, sát trùng … thanh nhiệt.

Có thể bạn quan tâm:  Các dáng ấm tử sa được ưa chuộng

các chủng loại trà xanh

Các chủng loại sản phẩm chủ yếu của Trà Xanh

Anh Sơn Vân Vụ Trà, Long Tỉnh Tây Hồ, Thiết Quan Âm, Nga Mi Tuyết Nha, Mi Đàm Thúy Nhạc, Lan Hinh Tước Thiệt, Huệ Minh Trà, Động Đình Bích Loa Xuân, Trung Nhạc Tiên Trà, Kiếm Diệp, Mã biên Vân vụ Trà, Nhật Chiếu Lục trà, Cổ Chử Tử Trà, Ngọ Tử Tiên Hào, Hoàng Sơn Mao Phong, Lục An Qua Phiến, Tín Dương Mao Tiêm, Cầu Não Cống Trà, Vân Vụ Mao Tiêm, Tằng Hầu Ngân Kiếm, Đại Ngộ Lục trà, Bình Thủy Châu Trà, Bảo Hồng Trà, Thượng Nhiêu Bạch Mi, Kính Sơn Trà, Nga Mi Trúc Diệp Thanh, Nga Mi xuân Ngữ, Hán Gia Lưu Thị Trà, Nam An Thạch Đình Lục, Ngưỡng Thiên Tuyết Lục, Mông Đính Trà, Dũng Khê Hỏa Thanh, Tiên Nhân Chưởng Trà, Thiên Sơn Lục Trà, Vĩnh Xuyên Tú Nha, Hữu Trữ Tùng La, Ân Thi Ngọc Lộ, Đô Quân Mao Tiêm.

Lê Bình Tước Thiệt, Cưu Khanh Mao Tiêm, Quế Bình Tây Sơn Trà, Lão Trúc Đại Phương, Tuyền Cương Huy Bạch, Tuyết Thủy Vân Lục, Mi Trà, An Cát Bạch Phiến, Nam Kinh Vũ Hoa Trà, Kính Đình Lục Tuyết, Thiên Tôn Cống Nha, Than Trà, Song Long Ngân Châm, Thái Bình Hầu Khôi, Nguyên Mính Trà, Hạp Châu Bích Phong, Tần Ba Vụ Hào, Khai Hóa Long Đính, Lư Sơn Vân Vụ, An Hóa Tùng Châm, Nhật Chú Tuyết Nha, Tử Dương Mao Tiêm, Giang Sơn Lục Mẫu Đan, Nhạc Tây Thúy Lan, Cao Kiềm Ngân Phong, Vân Phong Dữ Bàn Hòa, Hán Thủy Ngân Toa, Vân Nam Bạch Hào, Tuân Nghĩa Mao Phong

Cửu Hoa Mao Phong, Ngũ Cái Sơn Mễ Trà, Tỉnh Cương Thúy Lục, Thiều Phong, Cổ Lao Trà, Đồng Thanh Tiểu Hoa, Thư Thành Lan Hoa, Chậu Bích Vân, Tiểu Bố Nham Trà, Hoa Đính Vân Vụ, Nam Sơn Bạch Mao Nha, Thiên Trụ kiếm Hào, Hoàng Trúc Bạch Hào, Ma Cô Trà, Xa Vân Sơn Mao Tiêm, Quế Lâm Mao Tiêm, Kiến Đức Bao Trà, Thụy Châu Hoàng Bách Trà, Song Kiều Mao Tiêm, Đàm Đường Mao Tiêm, Đồng Hồ Ngân Hào, Giang Hoa Mao Tiêm, Long Vũ Trà, Quy Sơn Nham Lục, Vô Tích Hào Trà, Quế Đông Linh Lung Trà, Thiên Mục Thanh Đính, Tân Giang Vũ Nhung Trà, Kim Thủy Thúy Phong, Kim Đàn Tước Thiệt, Cổ Trượng Mao Tiêm, Song Tỉnh Lục, Chu Đả Thiết Trà, Văn Quân Nộn Lục, Tiền Phong Tuyết Liên, Sư Khẩu Ngân Nha

Nhạn Đăng Mao Phong, Cửu Long Trà, Nga Mi Mao Phong, Nam Sơn Thọ Mi, Tương Ba Lục, Sái Thanh, Sơn Nham Thúy Lục, Mông Đính Cam Lộ, Thụy THảo Khôi, Hà Tây Viên Trà, Phổ Đà Phật Trà, Tuyết Phong Mao Tiêm, Thanh THành Tuyets Nha, Bảo Đính Lục Trà, Lòng Trung Trà, Tùng Dương Ngân Hầu, Long Nham Tà Bối Trà, Mai Long Trà, Long Trung Trà, Tùng Dương Ngân Hầu, Long Nham Nghiên Bối Trà, Mai Long Trà, Lan Khê Mao Phong, Quan Trang Mao Tiêm, Vân Hải Bạch Hào, Liên Tâm Trà, Kim Sơn Thúy Nha, Nga Nhị, Ngưu Để Trà, Hóa Phật Trà, Quý Định Vân Vụ Trà, Theien Trì Mính Hào, Thông Thiên Nham Trà, Lăng Vân Bạch Trà, Chưng Thanh Tiên Trà, Vân Lâm Trà, Bàn An Vân Phong, Lục Xuân Mã Ngọc Trà, Đông Bạch Xuân Nha, Thái Bạch Đính Nha, Thiên Đảo Ngọc Điệp, Thanh Khê Ngọc Nha, Toàn Lâm Trà, Tiên Cưu Bích Lục, Thiên Đảo Ngọc Diệp, Thanh Khê Ngọc Nha, Toàn Lâm Trà, Tiên Cư Bích Lục, Thất Cảnh Đường Lục Trà, Nam Nhạc Vân Vụ Trà, Đại Quan Thúy Hoa Trà, Mi Đàm Thúy Nha, Thúy Loa, Oa Khanh Trà, Dư Diêu Bộc Bố Trà, Thương Sơn Tuyết Lục, Tượng Kì Vân Vụ, Hoa Quản Sơn Vân Vụ Trà, Thủy Tiên Nhung Cầu Trà, Toại Xương Ngân Hầu, Mặc Giang Vân Châm, Đồng Thành Tiểu Hoa, Anh Đức Lục Trà, Bảo Tĩnh Hoàng Kim Trà, Bạch Mã Mao Tiêm, Quan Sơn Vân Vụ, Phòng Huyền Lục Trà, Thần Nông Lục Trà.

công dụng trà xanh

Công dụng của Trà Xanh

Trà xanh được Trung Quốc gọi là “Quốc Ẩm”, khoa học hiện đại nghiên cứu chứng minh rằng trong lá trà thực sự có chứa rất nhiều thành phần sinh hóa, có liên quan mật thiết đến sức khỏe của con người, trà không chỉ có tác dụng giúp tinh thần tỉnh táo, giải nhiệt, tiêu hóa trừ viêm, giảm béo, loại bỏ mệt nhọc, bình tâm, giải độc rượu, sinh tiết nước bọt, giải khát, hạ hỏa … mà còn có tác dụng như thuốc chữa bệnh: chống lại phóng xạ, xuất huyết não, ung thư … thì trà còn có công hiệu nhất định về dược lý, với nhiều các thành phần như Polyphenol, Caffein, lipopoly Saccharide, Axit Amin … mang lại nhiều tác dụng như:

Có thể bạn quan tâm:  Những ưu điểm khi sử dụng ấm tử sa

Chống Lão hóa:

Trà giúp chống lại quá trình lão hóa, trong trà có nhiều Polyphenol có tác dụng rất mạnh mẽ trong việc kháng lại chất Oxy hóa, và hoạt động sinh lý, đồng thời là chất thanh lọc gốc tự do của cơ thể. Qua nhiều nghiên cứu chứng minh rằng 1gr Trà có chứa nhiều Polyphenol sẽ có tác dụng thanh lọc đối với cơ thể, loại bỏ các gốc tự do gây hại cho cơ thể, tương đương với 9mcg chất siêu Oxide, cao hơn nhiều so với các chất tương tự khác.

Polyphenol trong lá trà có tác dụng ngăn chặn Lipid chuyển hóa và Enzym hoạt tính rõ ràng. Theo kết quả nghiên cứu của Okuda Toushiro Nhật Bản, đã xác nhận rằng tác dụng chống lão hóa của Polyphenol cao gấp 18 lần so với Vitamin E.

Ức chế bệnh tật:

Nghiên cứu cho thấy Polyphenol trong trà có tác dụng ức chế bệnh tim mạch, có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất béo của cơ thể. Cholesteron là chất béo trung tính, tích tụ trong cơ thể ở nhiều mức độ khác nhau, như tích tụ Cholesteron trong thành mạch máu sẽ hình thành các mảng bám gây sơ vữa động mạch, và các bệnh lý về tim khác … chất Polyphenol có trong trà, đặc biệt là Catechin EGCG và theaflavin L Catechol trong Polyphenol … là những thành phần ức chế sự gia tăng của tình trạng tích tụ cholesteron, giảm sự hình thành Fibinogen, tăng độ kết dính cho Hermagglitination, từ đó ức chế xơ vữa động mạch.

Ngăn ngừa mắc ung thư:

Trà xanh có tá dụng ngăn ngừa và phòng chống ung thư, bởi trong Trà Xanh có chứa nhiều Polyphenol có thể giúp ngăng ngừa sự tổng hợp của nhiều chất gây ung thư như Ammonium Nitrate hình thành trong cơ thể, đồng thời cũng có thể trực tiếp giết chết tế bào ung thư và tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể.

Theo nhiều tài liệu cũng như những thông tin liên quan, thì Polyphenol trong Trà có lợi cho việc phòng ngừa và điều trị bổ trợ cho các loại ung thư khác nhau như: Ung thư dạ dày, ung thư trực tràng.

Kháng khuẩn, kháng virus:

Polyphenol trong Trà có tác dụng làm liền miệng vết thương rất mạnh mẽ, ức chế và tiêu diệt các vi khuẩn virus gây bệnh, đồng thời chống viêm và chống tiêu chảy rõ ràng. Có rất nhiều bệnh viện đã sử dụng những chế phẩm từ Trà để điều trị bệnh tiêu chảy cấp và mãn tính, bệnh lị Amip, cảm cúm với tỷ lệ chữa bệnh thành công là 90 %

Làm đẹp và bảo vệ da: Polyphenol trong trà là chất hòa tan trong nước, sử dụng nó để làm sạch da mặt, loại bỏ bã nhờn, thu nhỏ lỗ chân lông, khử trùng, chống lõa hóa cho da, giảm tác dụng của tia cực tím có trong mặt trời lên da, cùng với nhiều công dụng khác cho da.

Giúp tỉnh táo và nâng cao tinh thần:

Thành phần Caffein trong trà có tác dụng thúc đẩy hệ thần kinh trung ương của cơ thể con người, tăng cường quá trình kích thích của vỏ não, từ đó sẽ cải thiện tâm trạng, trí nhớ … giúp cho tinh thần trở nên tính táo, minh mẫn hơn … hơn thế nữa nó còn làm giảm nhẹ chứng đau nửa đầu.

Lợi tiểu:

Caffein trong trà kích thích thận, giúp nước tiểu được bài tiết nhanh hơn, cải thiện tốc độ lọc thận, giảm thời gian lưu lại các chất có hại trong thận, đồng thời loại bỏ cả axit lactic dưa thừa trong nước tiểu, có lợi cho việc tiêu trừ mệt mỏi trong cơ thể.

Có thể bạn quan tâm:  4 lễ tiết trà đạo có thể bạn chưa chú ý

Tiêu trừ mệt mỏi:

Trà xanh chứa các chất chống Oxy hóa mạnh mẽ và Vitamin C, không chỉ giải phỏng các gốc tự do mà con tiết ra các hormon chống lại Stress. Lượng Caffein trong trà xanh kích thích hệ thống thần kinh trung ương và tăng cường sự tỉnh táo. Chính vì thế mà chúng ta nên uống Trà Xanh vào buổi sáng, nên tránh uống vào buổi tối vì có thể sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Bảo vệ răng, giúp sáng mắt:

Trong Trà Xanh có hàm lượng florua cao, đóng góp vào hoạt chất trong răng và thị lực, trong mỗi 100gr trà khô thì sẽ có đến 10mg – 15mg florua, và hơn 80% là tàn trong nước. Nếu bạn uống 10gr trà mỗi ngày, thì bạn có thể hấp thụ florua trong nước là 1mg – 1,5mg, và trà là một loại đồ uống có tính kiềm, có thể ức chế sự giảm canxi trong cơ thể, có lợi cho răng, lợi đồng thời phòng chống sâu răng, viêm lợi … Trong thử nghiệm với học sinh tiểu học, “Uống trà sau khi súc miệng” thì tỷ lệ giảm sâu răng lên đến 80%. Trong số các bệnh nhân Đục Thủy Tinh Thể, người có thói quen uống Trà Xanh chỉ chiếm 28,6 % còn những người không có thói quen uống Trà Xanh lên đến 71,4%, vì trong trà có chứa Vitamin C và các thành phần khác giúp làm giảm độ đục của Thủy Tinh Thể mắt. Thường xuyên uống Trà sẽ giúp làm giảm các bệnh về mắt, cũng như tăng cường tích cực đến thị lực.

Hạ Lipid:

Những người dân tộc thiểu số sống ở biên giới Trung Quốc, có thói quen đó là “một ngày có thể không ăn, nhưng một ngày không thể không uống trà”, đây chính là bí quyết giúp họ có cuộc sống khỏe mạnh, bởi vì trà giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn, cũng như giảm thiểu những tác động không đáng có từ chất béo. Trong xã hội hiện đại ngày nay, Trà Xanh giúp giảm cân, đồng thời thành phần Catechin có trong trà còn giúp giảm mỡ bụng rất hiệu quả.

Bí quyết Pha Trà xanh

Bí quyết Pha Trà xanh

Pha trà thường được áp dụng theo 2 phương pháp đó là: 1 là thượng đầu pháp (là cách bạn đổ nước nóng với nhiệt độ từ 75 °C – 85 °C vào trong cốc nước rồi mới cho trà vào, phù hợp để pha những loại trà xanh cao cấp, với độ xoắn chặt chẽ), 2 là hạ đầu pháp)cho trà vào trong cốc trước sau đó mới thêm nước nóng 85 °C, phù hợp với hầu hết các loại Trà Xanh)

Áp dụng phương pháp pha trà đúng, sẽ mang tới cảm giác ngon miệng, hương và vị trà sẽ đậm đà, đồng thời mang lại lợi ích cho sức khỏe con người, chính vì thế mà pha trà cũng cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng.

Phương pháp pha trà phần lớn có 1 số những điều cần chú ý như:

  • Khi pha Trà Xanh thì nhiệt độ cần khống chế trong khoảng 80 °C – 90 °C, nếu pha bột trà xanh thì cần để nhiệt độ vào khoảng 40 °C – 60 °C, mỗi lần pha nên sử dụng theo định lượng 2gr cho 450ml nước
  • Đầu tiên nên tráng qua trà, sau đó mới đổ nước vào để hãm
  • Nếu pha bột trà xanh, không nên pha quá nhiều bởi sẽ làm cho nước trà trở nên quá đậm đặc.

dụng cụ pha trà xanh

Phương pháp dùng dụng cụ pha trà

Từ Bôi Phẩm Trà (Pha hãm trà bằng chén gốm): Từ bôi phẩm trà thích hợp cho việc pha hãm đối với các loại trà xanh từ trung cấp đến cao cấp, như loại 1, loại 2 sao thanh, châu trà, hồng thanh, sái thanh … giúp mang đến khẩu vị trà được đầy đủ, ngon.

Đầu tiên chúng ta cần chiêm ngưỡng màu sắc, hình dáng, hương thơm … sau đó mới tiến hành pha hãm, đối với Từ Bôi Phẩm trà chúng ta có thể áp dụng phương thức “thượng đầu pháp” hoặc “hạ đầu pháp”, sử dụng nước sôi ở nhiệt độ khoảng 80 °C đến 90 °C, sau đó đậy nắp, tưới phần nước sôi lên toàn bộ ấm trà để phủ kín toàn bộ khe hở giúp cho hương thơm của trà không bị bay đi, thời gian pha hãm khoảng 55s đến 60s cho lần đầu, trong những lần sau có thể dài hơn)số lần pha hãm thì tùy thuộc vào từng loại cũng như chất lượng của Trà Xanh), số lượng trà cũng tùy thuộc vào khẩu vị của từng người)thông thường sử dụng khoảng 200ml nước cho 2,5gr đến 3gr trà xanh)

Có thể bạn quan tâm:  Tổng Quan Trà Ô Long

Pha trà bằng ấm: Phần lớn những loại trà xanh đắt tiền, hảo hạng thường được thu hái và chế biến từ những búp trà non, vì thế khi chúng ta dùng ấm để pha trà sẽ xay hiện tượng nhiệt độ được tụ lại rất nóng, cũng như thời gian nóng kéo dài khiến cho trà có bị nồng, hay còn gọi là cháy trà, làm mất hết hương vị tự nhiên, không còn cảm giác thơm ngon. Thường thì sẽ xử dụng ấm để pha những loại trà trung cấp và cấp thấp vì trong nhưng loại trà này thông thường sẽ sử dụng nguyên liệu già hơn, thích hợp với việc pha hãm ở nhiệt độ cao và lâu, vị trà cũng đậm hơn

Để khắc phục tình trạng trên, người xưa đã phát minh ra loại ấm tử sa, được làm bằng loại đất cùng tên, với đặc thù của loại đất là có độ co ngót rất lớn, cũng như có độ thoáng rất cao, nên có thể sử dụng để pha những loại Trà Xanh thượng hạng, mà không sợ bị nồng hay cháy trà, vẫn giữ lại được hương thơm và vị ngon tự nhiên của trà

Trong quá trình pha nên giới hạn nước ở nhiệt độ cho phép, nhưng những loại Trà Xanh thượng hạng, trà mới thì nên sử dụng nhiệt độ ở mức từ khoảng 80 °C đến 90 °C, ngâm hãm trong vòng 50s đến 60s thì có thể rót ra thưởng thức nước đầu tiên, nước thứ hai thì lâu hơn với nhiệt độ nước coa hơn 85°C đến 95°C, cứ thế nâng cao nhiệt độ và thời gian lên cho những nước sau, tùy thuộc vào từng loại trà.

Khi pha hãm trà bằng ấm sẽ để thưởng thức hương và vị của trà, sắc nước, hàn huyên tâm sự cùng bạn bè, khác với việc pha hãm trà bằng chén thủy tinh ở chỗ chúng ta sẽ tập trung vào thưởng trà theo hương và vị đặc trưng của loại trà chúng ta uống

[một số người cho rằng việc pha hãm trà bằng ấm là chỉ để giải khát, để ăn kèm điểm tâm hay để sử dụng trong những buổi nói chuyện là chính, chứ không phải là thưởng trà, với ý kiến này quả thực là sai lệch, đi ngược lại cả một chiều dài lịch sử văn hóa trà và ấm trà]

Pha trà bằng cốc thủy tinh: Dùng chén thủy tinh để pha trà thích hợp để pha các loại chà có chất lượng tốt, trân quý … bởi chúng ta có thể ngắm nhìn cả hình dáng, màu sắc cùng với hương vị thơm ngon tự nhiên của trà.

Trước khi pha trà ngon, chúng ta cũng nên thưởng thức qua hình dáng khô của chúng, bởi mỗi loại trà có một hình dáng khác nhau, màu sắc khác nhau mang tính chất đặc biệt của từng loại, cúng chính hình dáng và màu sắc cũng đã góp phần vào danh tiếng của từng loại trà đó.

Trà có nhiều loại mang nhiều hình thái khác nhau như loại có hình sợi, hình phiến, hình xoắn ốc, hình kim, hình hạt đậu, hình tròn …cùng với sắc xanh, vàng, đen, nâu … bản thân của mỗi loại trà lại tỏa ra một mùi hương thơm đặc trưng tựa như hoa lan, quả chín, hạt dẻ … sau đó mới cho trà vào nước để pha hãm.

Có thể bạn quan tâm:  Những tác dụng của trà ô long đối với sức khỏe con người

lục trà vũ

Sử dụng cốc thủy tinh để pha trà xanh còn mang lại cho chúng ta một cái thú khác ngoài việc thưởng thức hương thơm đặc biệt của tự nhiên, cùng với vị trà và màu sắc, thì vẻ đẹp của trà cũng là điểm vô cùng đặc biệt để người sành trà hướng đến, những búp trà xanh non sẽ bung nở ra trong nước, có loại trà khi cho nước vào chúng sẽ nổi lên trên bề mặt, sau đó bung nở ra từ từ rồi rơi xuống đáy tạo thành những đường uốn lượn đẹp mắt mà người ta thường nói đến đó là điệu múa của trà xanh hay còn gọi là “Lục Trà Vũ”, có những loại thì bung nở ở đáy cốc trà tựa như những chiếc lá đang còn tươi mới … quả thực sẽ vô cùng ấn tượng. Chúng ta sẽ thường sử dụng hai phương pháp để pha trà xanh của từng loại như sau:

Lục Trà Vũ

  • Đối với loại trà thơm ngon, có kết cấu chặt chẽ như Trà Xanh Long Tỉnh, Bích Loa Xuân, Đô Quân Mao Tiêm, Mông Đính Cam Lộ, Lư Sơn Vân Vụ, Phúc Kiến Liên Tâm, lăng Vân Bạch Hào, Dũng Khê Hỏa Thanh, Cao Kiều Ngân Phong, Thương Sơn Tuyết Lục … có thể dùng phương pháp “Lục Trà Thượng Đầu Pháp”
lục trà vũ
Lục Trà Vũ giúp cho thú thưởng trà càng thêm thi vị

Sau khi rửa cốc thủy tinh, chúng ta dùng nươc nóng từ 85°C đến 95°C đổ vào trong cốc sau đó mới lấy Trà Xanh cho vào, đa phần không cần dùng nắp đậy, những búp trà xanh khi gặp nước nóng sẽ bắt đầu chuyển động theo nhiều kiểu khác nhau có cái sẽ rơi thẳng xuống đáy một cách nhẹ nhàng, có búp thì xoay tròn uốn lượn như vũ công, có búp thì trồi lên ngụp xuống … với rất nhiều hình dạng, kiểu cách khác nhau vô cùng thú vị. Khi búp trà hấp thụ nước búp trà sẽ từ từ nở ra và lớn hơn 1 trồi 1 lá, đơn trồi thể hiện những hình hài như viên đạn, lưỡi kiếm, lá cờ … đồng thời màu sắc của trà cũng được thể hiện, cùng với đó hơi nước bốc lên đi kèm bên trong đó là hương thơm tự nhiên của trà cứ thế lan tỏa, chầm chậm vào không gian

  • Đối với những loại trà hình sợi như Lục An Qua Phiến, Hoàng Sơn mao Phong, Thái Bình Hầu Khôi, Thư Thành Lan Hoa … nếu dùng phương pháp “Thượng Đầu Pháp” thì búp Trà Xanh sẽ bồng bềnh trong nước không dễ dàng chìm xuống đáy, nên có thể sử dụng “Trung Đầu Trà” sau khi thưởng lãm trà khô, cho trà vào cốc thủy tinh, sau đó sử dụng nước sôi từ 85°C đến 95°C đổ vào Trà, nhưng chúng ta cần chia ra giai đoạn, giai đoạn đầu cho 1 phần 3 nước vào cốc, sau đó lắc đều cốc và đợi khoảng 30s (cho lá trà ngấm nước), sau đó đổ thêm nước cho đủ lưu lượng, lúc này những búp trà mới bắt đầu rơi từ từ xuống đáy cốc đi kèm theo đó vũ điệu đa dạng và đẹp mắt như bay như múa của những búp trà, ta có thể vừa ngắm nhìn vũ điệu vừa thưởng hức hương vị thơm ngon tự nhiên của trà, cũng có thể coi là thú vui tao nhã.

Đối tượng thích hợp để sử dụng Trà Xanh

  1. Trà Xanh thích hợp cho người bị bệnh cao huyết áp, cholesterol cao, bệnh tinh mạch vành, xơ cứng động mạch, tiểu đường, tiêu thụ quá nhiều thực phẩm dầu mỡ, người say rượu
  2. Người có quá trình hút thuốc trong thời gian dài, uống quá nhiều bia rượu, sốt khát, đau đầu, ngất … đi tiểu rắt

trà xanh

Những điều cấm kỵ khi sử dụng Trà Xanh

  1. Không uống nước đầu tiên của Trà (thông thường với hai phương pháp thượng đầu và hạ đầu thì tốt nhất chúng ta vẫn nên tráng qua trà trước để loại bỏ bụi bẩn còn tồn dư trên búp trà)
  2. Bụng đói không nên uống Trà Xanh: bởi nước trà có thể sẽ gây loãng dịch vị dạ dày, làm cho chứng năng tiêu hóa bị giảm đi, thậm chí những thành phần của trà sẽ đi vào máu gây ra tình trạng chóng mặt, tim đập nhanh … sức khỏe vận động của cơ thể bị giảm sút
  3. Uống ít Trà Xanh mới: vì Trà Xanh mới nên các thành phần như polyphenol, andehit chưa được Oxy hóa, đối với niêm mạc trong đường tiêu hóa sẽ bị kích thích mạnh mẽ, dễ gây ra đau dạ dày. Thông thường Trà Xanh mới có thời gian lưu trữ nửa tháng thì không nên sử dụng.
  4. Người bị hay bị lạnh bụng thì cũng không nên uống trà, nếu dùng trà nhiều sẽ gây ra cảm giác khó chịu cho bụng dạ, người mệt mỏi về tinh thần. Người mất ngủ, đang cho con bú cũng không nên xử dụng trà, vì trà có thể sẽ hấp thụ vào sữa, ảnh hưởng đến em bé.
  5. Tuyệt đối không nên xử dụng Trà Xanh để uống thuốc bởi Axit Tanic trong trà sẽ gây ra sự kết hợp lắng đọng, từ đó cản trở việc hấp thụ thuốc, ảnh hưởng đến công hiệu của thuốc. Không nên uống trà vào ban đêm vì có thể sẽ gây ra tình trạng mất ngủ, khiến cơ thể mệt mỏi cho hôm sau.
Có thể bạn quan tâm:  Tổng quan về Trà Thiết Quan Âm Trần Hương (Trà Lão Thiết)

Những điều cần lưu ý về Trà Xanh

Trà xanh có tác dụng chăm sóc da và được sử dụng trong mỹ phẩm, đó là nhờ vào những chất được gọi là Polyphenol có trong trà, chất này có tác dụng chống Oxy hóa, đồng thời nó còn tác dụng với Vitamin B, E … và có thể đóng vai trò bổ sung nước và làm săn chắc da.
Cần lưu ý rằng Polyphenol trong trà là một thuật ngữ nói chung cho Phenol, hoặc là dẫn xuất của chúng, chất này dễ bay hơi trong không khí, có tác dụng chống Oxy hóa nên dùng ngay trong năm làm trà là tốt nhất.

Trà Xanh có chứa Caffein, khi Polyphenol trong trà cùng tồn tại, có thể sẽ ngăn chặn vai trò của Caffein trong dạ dày, tránh kích thích sự bài tiết của Acid trong dạ dày, phát huy được các trung tâm hệ thần kinh, tim và chức năng gan.

Các hợp chất trong trong xanh có thể hòa tan chất béo, cũng như ngăn chặn cơ thể hấp thụ chất béo, caffein có thể kích thích sự bài tiết của dạ dày giúp tiêu hóa. Phụ nữ không nên uống nhiều, đồng thời khi uống nhiều trà phụ nữ bị ảnh hưởng đến quá trình kinh nguyệt (số lượng kinh nguyệt sẽ ra nhiều hơn), cũng như trong thời kỳ kinh nguyệt không nên uống trà bởi thành phần tannin axit sẽ kết hợp với sắt trong thức ăn, hình thành sự kết tủa vào đào thải ra ngoài, khiến cơ thể không hấp thụ được lượng sắt có trong thức ăn vào cơ thể, dẫn đến cơ thể vốn đang bị thiếu hụt sắt lại càng thiếu hụt sắt nhiều hơn, hoặc tốt hơn là chúng ta có thể uống một ít sau bữa ăn khoảng 2h đồng hồ.

PHÂN BIỆT PHẨM CHẤT CỦA TRÀ XANH VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN CHÚ Ý

Phân biệt phẩm chất của Trà Xanh và những điều cần chú ý

Phân biệt và giám định phẩm chất Trà Xanh thường dựa vào nhiều yếu tố, với những đặc điểm như sau:

  1. Hình Thái: bao gồm kết cấu, độ dài ngắn, nặng nhẹ, lớn nhỏ … độ cuộn (mỗi loại trà sẽ có những đặc điểm hình thái khác biệt)
  2. Màu sắc: đối với mỗi loại Trà Xanh thì màu sắc sẽ thay đổi theo từng loại khác nhau có loại màu nhạt, khô nhuận, tươi âm, đồng đều … ví dụ như Mi Trà, Châu Trà Huy Bạch cùng lấy màu xám trắng, màu xanh biếc làm chủ đạo. Mao Phong thì lại lấy màu xanh thẫm, pha lẫn hơi nâu làm chủ đạo … Trà Long Tỉnh, Ngọc Lộ cùng lấy xanh biếc làm màu chủ đạo.
  3. Hương Thơm: bao gòm hương thơm với nồng độ cao thấp, thanh trầm, tinh khiết hài hòa. Hương thơm lan tỏa chậm chạp, còn có cả vẻ tươi mát của hoa lá cây cỏ, mùi hương của trà còn tùy thuộc vào chủng loại và vùng sản xuất mà có mùi vị khác nhau, như trà Long Tỉnh đặc biệt thơm bùi hạt dẻ, Mao Phong thì hào phóng thơm ngát đặc biệt, Qua Phiến hương hậu (một loại Trà Xanh ở vùng Hoắc Sơn, Lục An, Tỉnh An Huy, Trung Quốc) tinh khiết vô cùng, Ngọc Lộ đặc biệt hương thơm bao phủ. Tóm lại Trà Xanh hương khí vừa cao lại vừa thanh, tinh khiết mà lại thơm ngào ngạt.
  4. Mùi vị: ngọt hài hòa, đậm nhạt, thanh trầm, thuần hậu, chát đắng, vị điêu luyện. Trà Xanh cũng có mùi vị đa dạng, cũng như mùi hương tự nhiên, tùy nơi sản sinh ra lại trà có mùi vị khác nhau. Ta có thể lấy vị ngọt mà than, nồng mà thuần hậu làm chủ đạo. Trà vị mỏng, cùng đắng chát ấy vậy mà lại kích thích người ta muốn uống không thôi, Trà Xanh mặc dù amng chút đắng chát nhưng lại cũng từ đắng chát ấy mà quay về với dịu ngọt, hoặc đăng nơi cổ họng nhưng sau lại mang với chút ngọt vương vấn, đầu lưỡi cảm nhận vị ngọt hậu quay lại sau đắng chát.
  5. Nước trà: đậm, nhạt, thanh đục, tươi mới hay u ám … không cần biết loại Trà Xanh nào nhưng đều lấy màu xanh biếc tươi sáng, xanh thẫm … làm chủ đạo
  6. Bã Trà: màu sắc bã trà tươi mới hay u ám, đều đặn, lá non, thô ráp, lá cuộn lại hay trương nở. Cũng có bã vỡ vụn, khô héo, màu xanh, màu đen, lá cũ, màu sắc không giống nhau … tùy vào tường loại trà.
  7. Độ khác biệt: về độ khô cả trà, chúng ta có thể dùng tay để vê thử thì có thể biết ngay lập tức với cảm nhận búp trà khô đâm vào tay, hoặc có thể dùng sức ngón tay để vê và ấn mạnh mà vỡ ngay thì lại càng rõ hơn về độ khô của Trà. Lại quan sát màu sắc, nếu như màu sắc đều đặn, phần cong của lá trà có màu trắng hơi tro, thì có thể nói là độ khô đã vô cùng hoàn chỉnh. Nếu dùng tay vê mà có cảm giác mềm không bị đâm vào tay, có thể đoán rằng lượng nước bên trong vẫn có khá nhiều.
  8. Tô màu cùng phun hồ: Sau khi trà đã được tinh chế xong, mang ra ngoài tiêu thụ thì người Bắc Phi sẽ tô thêm màu sắc và phun hồ cho trà để màu sắc được tươi mới hơn nhưng thực sự như vậy đã làm cho màu sắc không còn được tự nhiên, cũng như sự mềm mại của trà cũng được loại bỏ, khi pha hãm bọt trà sẽ nổi lên, mặt nước có váng nổi, dùng tay ve bã trà sẽ bị nát và nhìn thấy dấu vết, nước màu nước mờ đục, sắc u ám, bã trà bị rách nát, có mùi hôi.
  9. Liệt Biến trà (trà có chất lượng kém so với tiêu chuẩn): nấm mốc làm cho chất lượng trà bị kém đi, vị đắng chát nặng, mùi hương cũng có vị mốc rõ rệt, khi ngâm hãm không dễ dàng trương nở, từ đó dẫn đến trà có vị chua, vị nhạt, hương thơm thấp hẳn đi, mùi hay vị đều chua, bã trà có màu tím
  10. Trà lẫn tạp: trong nhiều giai đoạn đỉnh điểm, trà có giá trị cao, thì trà có thể sẽ bị trộn lẫn tạp, lấy cây sồi xanh, lá liễu, lá đào, cây trà dầu, mãn sơn thanh … để làm trà giả, hoặc loại trộn lẫn tạp chất, bùn cát. Trà lẫn tạp cuống thẳng mà đẹp, độ dài ngắn khác nhau không đồng nhất, sợi trà cứng mềm khác nhau, màu sắc và hương vị cũng khác nhau, khi ngâm hãm màu sắc và mùi vị bung ra chậm, lá dẹp dài, răng cưa dài mà thô …
Có thể bạn quan tâm:  Tổng quan về trà Thiết Quan Âm Thanh Hương

trà xanh mới

Trà Xanh mới và Trà Xanh để lâu ngày

Trà Xanh mới thì vẻ bề ngoài với sắc xanh tươi, có chút bóng sáng, có thể nhận thấy vị đậm hương nồng của trà xanh, khi ngâm hãm nước trà xanh mới có màu xanh biếc, có mùi thơm ngát, hương hoa lan, hạt dẻ, vị ngọt tinh túy sảng khoái, bã trà có màu xanh tươi sáng bóng

Trà Xanh đã được luuw giữ lâu ngày sẽ có sắc vàng, tối ngầm, không còn sáng bóng, hương thơm cũng trầm thấp, vị đắng chát, nước trà cũng có màu vàng thẫm, vị dù đậm đà nhưng độ khoan khoái bị giảm sút, bã trà vàng không sáng bóng.

Trà Xanh mùa Xuân, Hạ, Thu

Trà Xuân có vẻ bề ngoài đầy đặn to khỏe, sắc xanh sẫm, trơn bóng, lá trà dày dặn, khi pha nước có hương thơm đậm, vị ngọt tươi mới rất ngon miệng, bã trã cũng tươi mới.

Trà Hạ có vẻ bề ngoài thô cứng hơn, màu sắc của lá có pha lẫn giữa xanh và vàng, búp trà có kích thước đều đặn, vị trà không được êm như trà xuân, các đường gân trên hiện thị rõ hơn.

Có thể bạn quan tâm:  Các loại trà Thiết Quan Âm và cách phân loại

Trà Thu có ngoại hình nhỏ, đồng đều, lá có nhiều gần, màu xanh nhạt hơn, màu nước trà nhạt hơn, hương của trà cũng nhẹ nhàng, vị hơi ngọt, bã trà mềm mại và đồng màu.

Trà trồng trên núi cao và trà trông nơi đồng bằng

Trà Xanh được trồng trên núi cao có lá tương đối dày, có màu xanh lục và sáng bóng, nước trà có màu xanh lá cây tươi sáng, hương thơm kéo dài và mạnh mẽ, bã trà có màu xanh tươi sáng và mềm mại.

Trà Xan được trồng dưới đồng bằng có lá mỏng hơn, màu sắc vàng nhạt hoặc xanh lục nhạt, hương vị nhẹ nhàng và êm dịu … gân lá hiện rõ.

trà xanh trồng trên núi cao

Bảo quản Trà Xanh tại nhà

Trà Xanh bảo quản tại nhà có 5 phương pháp như sau:

  • Lưu trữ trong chum, vại sành: đây là phương pháp lưu trữ được xửu dụng từ rất lâu rồi, độ ẩm trong trà không được vượt quá 6%
  • Phương pháp lưu trữ trong hộp: chúng ta có thể lựa chọn những hộp kim loại như thiếc sắt, nhôm, giấy … quan trọng là hộp đựng cần phải kín, để trà không bị hút ẩm từ không khí. Phương pháp này dễ áp dụng và tiện lợi
  • Phương pháp lưu trữ trong bình thủy: những bình thủy hay thường sử dụng để đựng nước nóng, chúng ta cho trà vào bình và đậy nắp kín, sau đó dùng sáp ong hoặc nên để bị kín toàn bộ miệng để giúp ngăn không cho không khí vào lọt vào bên trong.
  • Phương pháp lưu trữ trong tủ lạnh: Trà sau khi được để vào trong túi, đóng kín sau đó đặt vào tủ mát, phương pháp bảo quản này tương đối lâu dài, hiệu quả tốt, nhưng cần phải chú ý đó là miệng túi nhất định phải được dán kín, nếu không trà sẽ bị ẩm và mất đi hương vị.

5 Điểm lưu ý khi bảo quản Trà

Tránh ẩm: Trà nói chung hay Trà Xanh nói riêng (loại trà khô) luôn luôn hút ẩm rất mạnh mẽ bởi trong lá trà có lỗ thoáng khí, nếu trà bị hút ẩm sẽ xuất hiện nấm mốc

Tránh nhiệt độ cao: Trà Xanh thích hợp bảo quản độ khoảng nhiệt độ từ 0°C – 5°C. Nếu nhiệt độ cao quá sẽ khiến cho các Axit Amin, đường, Vitamin bị phá vỡ, hương thơm trong lá trà sẽ bị mất đi hay giảm sút

Tránh ánh nắng mặt trời: Ánh nắng mặt trời sẽ thúc đẩy quá trình oxy hóa diệp lục, este lá trà xanh, và có thể sẽ phân hủy Phaeophytin ở chất diệp lục … từ đó dẫn đến chất lượng của trà xanh đi xuống.

Tránh không khí: trong Trà Xanh có chất điệp lục, este, vitamin C … rất dễ dàng kết hợp Oxy trong không khí, quá trình Oxy hóa trà sẽ khiến hco trà trở nên đỏ, đậm hơn, độ dinh dưỡng trong trà giảm đáng kể.

Tránh mùi lạ: Trà xanh chứa các Enzyme, Polymer và hợp chất hiếm, cự kỳ không ổn định, và có thể hấp thụ mùi hôi, chính vì thế mà khi trà được để lẫn với những sản phẩm có mùi … trà xanh sẽ hấp thụ mùi đó và không thể loại bỏ được.

Xem bài gốc tại: Thích Uống Trà

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *