Trà và nghệ thuật thiền trà là một nghệ thuật bắt nguồn từ tôn giáo, vì trong thiền trà có thiền ý. Quá trình thiền trà được bắt nguồn từ điển cố phật giáo, nhằm mục đích sáng tỏ Phật lý và tìm về với Phật tính.
Nghệ thuật thiền trà đặc biệt thích hợp với việc trau dồi đạo đức, rèn luyện tinh thần. Nó đã được đúc kết và phân chia nghệ thuật trà và thiền trà ra làm mười tám công đoạn, đồng thời nó cũng cần buông thả mọi phiền muộn nơi trần thế, từ bỏ những ham muốn danh lợi, duy trì trạng thái cân bằng thanh tịnh mới có thể lĩnh ngộ được ý nghĩa chân thật của “Trà thiền nhất vị”.
“Thiền trà nhất vị” chính là muốn nói đến tinh thần, ý chí của việc uống trà. Như người xưa vẫn thường nói, nếu bạn không hiểu về thiền, không ngộ được thiền ý thì khi bạn uống trà sẽ không cảm nhận được sự đồng nhất giữa trà và thiền. Khi uống trà thiết quan âm lòng phải tĩnh, tinh thần thư thái, từ từ cảm nhận hương vị của trà để đưa lòng mình hòa vào cái tĩnh lặng, bình yên của vũ trụ bao la.
Sau đây là 18 công đoạn của nghệ thuật trà và thiền trà
1. Lễ Phật: đốt hương vái lạy
Điều đầu tiên trong 18 công đoạn của nghệ thuật thiền trà là Lễ phật, cần Khởi tâm cung kính, dâng hương trà, cảm nhận được hương vị giải thoát của cõi Phật, để cho không khí nho nhã trang nghiêm, âm thanh chốn Phật đường yên bình đưa lòng ta về với thế giới hư vô huyền diệu, để cho trái tim nông nổi bất an của ta bình tĩnh trở lại.
2. Điều hòa, nghỉ ngơi:
Đạt Ma diện bích “Đạt Ma diện bích” là câu chuyện Sơ tổ Thiền tông Bồ-đề Đạt-ma đã ngồi quay mặt vào tường (diện bích) tại núi Thiếu Lâm trong hơn 9 năm sau khi đến Trung Hoa. Khi ngồi thiền không những có âm nhạc đặc trưng của chùa chiền mà còn có cả âm thanh tiết tấu vang ra từ những con cá gỗ và mõ. Trong không khí yên bình và trang nghiêm, người thưởng trà ngồi yên tĩnh lặng và tự điều tiết bản thân mình.
3. Đun nước: Đan Hà thiêu Phật
Trong quá trình thiền trà sẽ có người giúp việc nhóm lửa đun nước, việc này được gọi là Đan Hà thiêu Phật. Đan Hà thiêu Phật là một câu chuyện rất nổi tiếng trong Thiền tông.
Một lần, thiền sư Đan Hà Thiên Nhiên (một thiền sư nhà Đường) tại chùa Lạc Đông Huệ Lâm, trời đang là tiết đông lạnh giá, liền ngồi trong điện đốt tượng Phật gỗ để sưởi ấm. Trụ trì nhìn thấy vậy vô cùng tức giận, hỏi: “Tại sao dám đốt Phật?” Đan Hà vừa dùng gậy khêu cho lửa cháy vừa nói: “Đốt để tìm xá-lợi Phật.” Trụ trì bực mình nói: “Phật gỗ làm gì có xá- lợi?” Nghe vậy, Đan Hà liền nói: “Đã không có xá-lợi thì đốt thêm mấy pho nữa vậy.”
Trong giai đoạn “Đan Hà thiêu Phật” cần phải chú ý quan sát lửa, từ ngọn lửa đang cháy cảm nhận được sự ngắn ngủi của đời người và sự quý giá của sinh mệnh.
4. Đợi nước: Pháp hải thính triều
Phật giáo cho rằng “Nhất lạp túc trung tàng thế giới, bán thăng đương nội chử sơn xuyên”. Trong cái nhỏ nhặt luôn hàm chứa cái lớn lao. Từ việc đun nước, đợi nước sôi, nghe thấy nước đang bắt đầu sôi…trong âm thanh ấy có thể cảm nhận được “Pháp hải triều âm, tùy cơ phổ ứng”.
5. Rửa cốc: pháp luân thường chuyển
“Pháp luân thường chuyển” là một điển cố xuất phát từ sách Ngũ đăng hội nguyên, quyển 20. Thiền sư Kính Sơn Bảo Ấn 1 viết: “Đức Thế Tôn ngay khi vừa ngộ đạo tối thượng thành Chánh giác đã Chuyển pháp luân Tứ đế trong vườn Lộc Uyển…Pháp luân là chỉ sự thuyết giảng Phật pháp, mà Phật pháp lại tồn tại trong những việc nhỏ nhặt bình thường nhất hằng ngày. Khi rửa cốc, vật xoay chuyển trước mắt là những chiếc cốc, còn cái xoay chuyển trong tâm là Phật pháp. Mục đích của việc rửa cốc là làm cho những chiếc cốc uống trà sạch sẽ không còn bụi bám; mục đích của việc lễ Phật tu tâm cũng là để làm cho trong tâm sạch sẽ không vương bụi trần. Khi 1 Thiền sư Bảo Ấn ở núi Kính Sơn nên gọi là Kính Sơn Bảo Ấn. xoay cốc để rửa, có thể nhìn sự chuyển động của cốc mà trong lòng ngộ ra lẽ đạo.
6. Tráng ấm: Nước thơm tắm Phật
Ngày đại lễ phật Đản sinh thường tổ chức “lễ tắm Phật”. Tăng ni và tín đồ dùng nước thơm để tắm cho tượng Phật đản sinh. Việc dùng nước khoáng để dưỡng ấm tử sa được gọi là “nước thơm tắm Phật”, biểu thị rằng Phật ở khắp mọi nơi và cũng biểu thị rằng “Phật ở trong tâm”.
7. Thưởng trà: Niêm hoa vi tiếu
“Đức Phật đưa hoa, Ca-diếp mỉm cười” cũng là một điển cố.
Trong tập Vô môn quan, tắc thứ sáu có ghi: Tại Linh Sơn pháp hội, trang nghiêm long trọng. Đức Phật Thích-ca Mâu ni tay cầm một cành hoa sen đưa lên cho tất cả mọi người cùng nhìn. Hội chúng đều yên lặng, duy chỉ có trưởng lão Ca-diếp mỉm miệng cười. Đức Thế Tôn nhìn khắp đại chúng, cũng nở nụ cười tuyên bố: “Ta có đôi mắt chính pháp, diệu tâm Niết-bàn, tướng thật không tướng, vi diệu pháp môn, không lập thành văn tự, truyền dạy ngoài giáo điển, nay trao cho Ma-ha Ca-diếp.” Thông qua trình tự “Phật tổ niêm hoa” này cho hương khách biết thêm về trà.
8. Đầu trà: Bồ Tát nhập ngục
Địa Tạng Vương là một trong bốn vị Bồ Tát lớn của Phật giáo. Theo như Phật điển ghi chép thì vì muốn cứu độ chúng sinh nơi địa ngục, Bồ Tát Địa Tạng từng phát nguyện: “Địa ngục nếu vẫn còn chúng sinh, ta thề sẽ không thành Phật.” Đổ trà vào ấm cũng giống như Bồ Tát vào ngục, trải qua bao công đoạn mới có thể gạn ra được một thứ nước trà có thể làm trấn tĩnh tinh thần của vô số người. Trong ý nghĩa Bồ Tát cứu độ chúng sinh, tại đây tính trà và Phật lý sẽ đạt đến mức tương thông.
9. Rót trà: Mạn thiên pháp vũ
Phật pháp vô biên, làm dịu bao phiền não của chúng sinh. Việc hãm trà, rót trà giống như nước mưa
trên trời từ từ rơi xuống, làm người ta “tỉnh ngộ”, từ trong mơ màng mà trở nên nhận thức được mọi việc.
Những luồng khí ấm trong ấm trà bay lên giống như những làn mây bay nhè nhẹ, làm cho người ta có cảm giác như được tắm trong gió xuân, trong lòng nảy sinh căn lành nơi tâm địa.
10. Rửa trà: Vạn lưu quy tông
Trong chùa Kim Các trên núi Đài Sơn có một đôi câu đối viết: “Nhất trần bất nhiễm thanh tịnh địa, vạn thiện đồng quy Bát-nhã môn” (Đất thanh tịnh không vướng bụi trần, Cửa Bát-nhã gồm muôn điều thiện). “Vạn lưu quy tông”, 1 chữ quy ở đây hàm nghĩa là trở về với cửa Bát-nhã. Bát-nhã là phiên âm chữ 1Vạn lưu quy tông: Muôn dòng chảy đều quy về một nguồn.
Prajñā trong tiếng Phạn, có nghĩa là trí tuệ chân thật. Có được đầy đủ trí tuệ đó tức là Phật. Trà vốn dĩ đã sạch nhưng vẫn phải rửa. Việc rửa trà không có nghĩa đơn thuần như trong cuộc sống thường ngày, mà là “rửa sạch bụi trần”, để không còn vương chút bụi thế tục nào.
11. Hãm trà: Hàm cái càn khôn
Điển cố “hàm cái càn khôn” có xuất xứ từ sách Ngũ đăng hội nguyên, quyển 18. Thiền sư Huệ Tuyền nói: “Ngày xưa Vân Môn có ba câu, câu thứ nhất là hàm chứa càn khôn…” Hàm chứa càn khôn có ý chỉ Phật tính tồn tại khắp mọi nơi, bao dung vạn vật. Cho nên, vạn sự vạn vật không có cái nào là không tuyệt diệu, trong một ấm trà nho nhỏ cũng chứa đựng rất nhiều ý nghĩa tinh thâm của giáo lý và thiền cơ.
12. Chia trà: Tiếng nước suối reo
Điển cố “Yển khê thủy thanh” hay “Tiếng nước suối reo” có xuất xứ từ sách Cảnh đức truyền đăng lục, quyển 18 và cũng có ghi trong Ngũ đăng hội nguyên, quyển 7. Có vị tăng hỏi thiền sư Huyền Sa Sư Bị: “Tôi mới đến thiền lâm, xin đại sư chỉ cho lối vào”. Thiền sư Sư Bị hỏi: “Ông đã nghe tiếng nước suối reo bao giờ chưa?” Người kia đáp: “Đã nghe.” Thiền sư liền bảo: “Theo chỗ ấy mà vào.” Nghệ thuật thiền trà rất coi trọng sự tinh tế: nước nấu trà phải là nước lấy từ trên núi cao ba nghìn mét, khi phân trà phải chú ý lắng nghe tiếng nước chảy róc rách ở các khe núi, ở đây ví âm thanh được tạo ra khi rót trà cũng róc rách trầm bổng như tiếng nước suối chảy, tiếng rót trà sẽ đánh thức trí tuệ và tâm thức, cảnh tỉnh tâm tính, giúp người nhập đạo.
13. Kính trà: Phổ độ chúng sinh
“Phổ độ chúng sinh” là một trong những nhân sinh quan của Phật giáo. Ý nghĩa của việc kính trà là coi trà như một phương tiện để khách thập phương cảm nhận được muôn vị, muôn màu của đời người thông qua vị đắng của trà, từ đó đạt được sự “liễu ngộ”, đạt được trí tuệ lớn lao.
14. Thưởng hương trà: Ngũ khí triều nguyên
“Tam hoa tụ đỉnh, ngũ khí triều nguyên” là thế giới cao thượng nhất của sự tu tâm dưỡng tính. Ngũ khí triều nguyên hấp thu sâu nhất, nhiều nhất hương khí của trà và làm cho hương trà đạt được lô môn, nhiều lần như vậy có lợi cho sức khỏe.
15. Quan sát màu sắc của nước trà: Tào Khê quan thủy
Tào Khê là một con suối nằm dưới núi Song Phong, huyện Khúc Giang, Quảng Tây. Thời Đường, khoảng năm 676, Lục Tổ Huệ Năng trụ trì chùa Ngọc Lâm ở Tào Khê. Về sau, Tào Khê được các thiền giả xem như Thiền tông tổ đình. Nước của Tào Khê được ví như thiền pháp. Quan sát, thưởng thức màu sắc của trà được gọi là “quan sát nước Tào Khê”.
16. Phẩm trà: Tùy ba trục lãng
Điển cố “tùy ba trục lãng” hay “tùy theo sóng Tuyền trích dẫn: Ngài Vân Môn nhận học trò có một nguyên tắc, mà lướt sóng” có xuất xứ từ Ngũ đăng hội nguyên, quyển 18, là câu thứ ba trong “Vân Môn tam cú” được thiền sư Huệ đó là tùy duyên tiếp vật. Tự do tự tại thể nghiệm những vị khác nhau trong trà, không sợ vị đắng, không yêu vị ngọt, chỉ bình phẩm trà bằng cách đó tâm hồn mới thanh nhàn, mới được giải thoát, mới có thể từ việc uống trà mà ngộ ra lẽ đạo cơ thiền.
17. Hồi vị: viên thông diệu giác
“Viên thông diệu giác” nghĩa là hiểu thấu, hay nói cách khác là một nhận thức chân xác và trọn vẹn. Sau khi thưởng trà hồi vị lại một lần nữa 16 trình tự đã nêu trên, người uống trà sẽ nhận thức được một cách triệt để. Phật pháp nằm trong những sự việc bình thường của cuộc sống hằng ngày nhưng muốn nhận ra được thì cần phải khơi dậy Phật tính từ sâu thẳm trong lòng mỗi người.
18. Tạ trà: Chén cuối để nói lời tạ từ
Sau khi uống trà xong phải tạ trà. Tạ trà là để cùng hẹn sẽ gặp lại để uống trà. Trà phải uống thường xuyên, cũng như thiền phải công phu thường xuyên, tính phải dưỡng thường xuyên, tâm phải tu thường xuyên. Tạ trà là hẹn tiếp tục uống trà vào một dịp khác.
Nghệ thuật uống trà trong Phật giáo tiềm ẩn những giá trị sâu sắc và thể hiện nhiều ý nghĩa triết học. Chúng ta có thể thấy trong đó các điển tích, tư tưởng thiền học. Chính vì vậy, Trà đạo là môn nghệ thuật tao nhã, uyên áo. Chỉ một câu “Thiền trà nhất vị” cũng thể hiện được đầy đủ ý nghĩa sự kết hợp và hội tụ giữa trà và thiền. Thiền ý khi thưởng trà và thưởng trà để lĩnh ngộ thiền ý.
Nguồn: Ebook Thiền Trà và Ăn Chay