Bạch trà là gì? Có thể bạn đã biết tới hồng trà và trà xanh, nhưng bạch trà lại là một khái niệm mới. Bạch trà có rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe, bạn nên thử bởi hương vị dịu ngọt đặc trưng. Cùng chúng tôi tìm hiểu bạch trà là gì nhé!
Nội dung chính
Bạch trà là gì và chúng được làm ra như thế nào?
Bạch trà được làm từ lá cây chè (tên khoa học là Camellia sinensis). Bạch trà không cần chế biến phức tạp bởi nếu chế biến nhiều, chúng sẽ chứa nhiều chất oxy hóa. Lá và chồi cây chè cần được chế biến từ khi còn non. Chúng được hái từ trước khi nở – lúc chúng bị lông trắng bao phủ, đây chính là lý do chúng có được cái tên “bạch trà”.
Sau khi được hái, lá chè và chồi được sấy trong 72 giờ đồng hồ. Sau khi chúng đã được sấy héo hoàn toàn, chúng được để khô tự nhiên để ngăn tình trạng oxy hóa. Điều này giúp chúng giữ nguyên những chất dinh dưỡng và màu tự nhiên.
bạch trà là gì
-
Thông tin dinh dưỡng của bạch trà
Bạch trà chứa một lượng lớn chất chống oxy hóa, polyphenol, catechin, flavonoid và tannin. Đồng thời, chúng chứa ít caffeine hơn những chủng loại trà khác như hồng trà và trà xanh.
-
Các loại bạch trà
- Bai Hao Yinzhen – đây là một trong những loại trà cực phẩm nhất. Chồi và cây chè có màu bạc, và có kích thước lên tới 30mm. Loại trà này có hương vị ngọt dịu và rất được ưu ái bởi những người sành trà.
- Shou Mei – loại bạch trà này được làm ra từ những lá chè ít thượng hạng nhất. Hương vị của chúng có phần mạnh hơn và trà có màu vàng nhạt.
- Bai Mu Dan – đây là loại bạch trà được sản xuất từ hỗn hợp lá chè non và chồi. Chỉ hai lá chè ở trên ngọn cây được sử dụng để làm loại trà này. Trà có màu xanh non và có mùi hạt phỉ.
- Gong Mei – đây là loại trà được xếp hạng ba trong bảng xếp hạng bạch trà. Hương vị của chúng mạnh và có phần giống hoa quả.
- Những chủng loại trà khác là Ceylon White, African White, Darjeeling White và Imperial Himalayan White.
Công dụng thần kỳ của bạch trà là gì
-
Thành phần chống oxy hóa trong bạch trà là gì
Theo một nghiên cứu vào năm 2008 thì cây trà (Camellia sinensis) có chứa nhiều thành phần chống oxy hóa gọi là các nhóm chất catechin. Nếu bạn có xem qua các quảng cáo về trà xanh có chứa EGCG (Epigallocatechin gallate) thì EGCG cũng là một dạng catechin. Việc khiến EGCG nổi tiếng vì loại chất này có cấu tạo hóa học hoàn chỉnh nhất, thế nên khả năng chống oxy hóa cũng tốt nhất so với các loại catechin khác.
Việc hấp thụ các loại thực phẩm có nhiều thành phần chống oxy hóa sẽ giúp cơ thể chống lại các gốc tự do. Gốc tự do là một trong nhiều nguyên nhân dẫn đến việc lão hóa sớm, các triệu chứng viêm, giảm sức đề kháng và một số loại bệnh khác.
Theo nghiên cứu này thì bạch trà có hàm lượng chất chống oxy hóa tương đương với trà xanh. Thế nên 2 loại trà này được xếp hàng đầu cho khả năng hỗ trợ loại trừ các gốc tự do trong cơ thể.
-
Giúp ngăn ngừa ung thư
Bạch trà có một khả năng ‘quyền lực’ là ngăn ngừa sự hợp thành của tế bào ung thư, bởi chúng có chứa polyphenol. Các polyphenol này làm tăng sự chết tế bào của hai loại tế bào ung thư phổi không phải tế bào nhỏ khác nhau. Đồng thời bạch trà ngăn cản sự đột biến tế bào tốt hơn trà xanh, bởi trà xanh cần nhiều sự gia công hơn.
Một nghiên cứu khác của Đại học Malaya của Malaysia cho thấy bạch trà có khả năng ngăn ngừa sự phát tán của tế bào ung thư.
-
Hỗ trợ giảm cân
Bạch trà khá là “ngang tầm” với trà xanh trong lĩnh vực đốt mỡ thừa và giảm cân. Chiết xuất bạch trà hỗ trợ kích hoạt sự phá vỡ các tế bào mỡ và ngăn chặn các tế bào mỡ mới hình thành do sự hiện của epigallocatechin gallate (EGCG), một hỗn hợp có khả năng làm tan mỡ. Sử dụng bạch trà hàng ngày sẽ thúc đẩy sự trao đổi chất lên 4-5%.
-
Bảo vệ cơ thể khỏi bệnh
Bởi bạch trà chứa lượng lớn chất chống oxy hóa polyphenol, chúng bảo vệ những tế bào khỏe mạnh khỏi những tổn thương gốc tự do. Các polyphenols hoạt động dưới dạng lá chắn, bảo vệ các tế bào khỏi gốc tự do – thứ tạo ra bệnh viêm sưng lặp đi lặp lại, những căn bệnh hại và làm yếu hệ miễn dịch.
bạch trà là gì
-
Giảm rủi ro mắc bệnh về tim
Uống bạch trà hàng ngày sẽ cải thiện mức cholesterol của bạn, bởi bạch trà chứa polyphenol ngăn ngừa các cholesterol xấu bị oxy hóa. Chúng cũng góp phần giúp các tế bào máu hoạt động trơn tru và ngăn ngừa tắc động mạch.
Theo một báo cáo của Tổ Chức Y Tế Thế Giới thì ở Việt Nam cứ 4 người trên 25 tuổi thì có một người có nguy cơ mắc các bệnh về đường tim mạch. Và cứ mỗi năm thì số phụ nữ tử vong do bệnh tim và đột quỵ còn nhiều hơn cả ung thư, bệnh lao, sốt sét và HIV/AIDS cộng lại.
Theo một nghiên cứu vào năm 2012 thì các thành phần polyphenol có trong nhiều loại thực vật giúp cải thiện khả năng tuần hoàn máu. Polyphenol còn giúp ngăn ngừa LDL Cholesterol, một dạng cholesterol không có ích. LDL được xem là một dạng cholesterol không có ích vì nó khiến cholesterol dư thừa xâm nhập vào màng của mạch máu, góp phần gây nên các triệu chứng xơ vữa động mạch và bệnh tim.
bạch trà là gì
-
Làm giảm khả năng mắc bệnh tiểu đường
Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường thuộc hàng cao trên thế giới. Tổng số người mắc bệnh tiểu đường ở Việt Nam là vào khoảng 3 triệu người. Và con số này ngày càng gia tăng một cách nhanh chóng.
Bệnh tiểu đường là hiện tượng khi insulin của tuyến tụy bị thiếu hoặc giảm tác động lên cơ thể, dẫn đến lượng đường trong máu luôn cao. Insulin là dạng hormone cực kỳ quan trọng vì nó giúp điều chuyển chất dinh dưỡng đến tế bao đồng thời lưu giữ những thành phần dinh dưỡng này. Việc thiếu insulin không chỉ dẫn đến bệnh tiểu đường, mà còn một số bệnh khác như các bệnh về tim và các bệnh ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất.
Bệnh tiểu đường có thể được hỗ trợ điều trị bằng cách thay đổi chế độ ăn uống. Và đã có bằng chứng cho thấy bạch trà có thể hỗ trợ điều trị loại bệnh này. Một nghiên cứu vào năm 2011 từ Nam Phi cho thấy các thành phần polyphenols có trong bạch trà giúp làm giảm các hội chứng kháng insulin, nguyên nhân chính dẫn đến bệnh tiểu đường. Nghiên cứu này cho thấy tiềm năng của bạch trà đối với bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, cần có những nghiên cứu ở người chuyên sâu hơn để khẳng định được nhiều hơn.
-
Tác dụng giúp nâng cao sức khỏe vùng miệng của bạch trà là gì
Bên cạnh trà xanh được sử dụng nhiều trong các sản phẩm trong sóc răng miệng, thì bạch trà cũng là một sản phẩm rất tốt cho răng miệng. Trong một nghiên cứu khác của Trung Quốc vào năm 2016 thì bạch trà có hàm lượng fluoride cao, thậm chí còn cao hơn trà xanh. Fluoride và tannin đều là những thành phần kháng khuẩn rất tốt, qua đó tăng cường sức khỏe của răng miệng. Một số nới trên thế giới còn thêm fluoride vào nước sinh hoạt để ngăn ngừa bệnh sâu răng.
Tannin, fluoride và poltphenol chứa trong bạch trà có khả năng bảo vệ răng miệng của bạn khỏi vi khuẩn. Fluoride ngăn ngừa sâu răng bằng cách tạo thành một lớp mỏng trên bề mặt răng, giúp răng kháng lại sự hư tổn. Catechin ngăn ngừa sự phát triển của bảng bám vi khuẩn.
-
Giúp ngăn ngừa loãng xương
Viêm mãn tính và các gốc tự do ức chế các tế bào phát triển xương và kích hoạt những tế bào phá hủy xương. Điều này dẫn tới chứng loãng xương, chứng bệnh khiến xương của bạn yếu đi. Catechin ttrong bạch trà đã được công nhận rằng có thể ngăn ngừa nguy cơ loãng xương.
-
Giúp bảo vệ cơ thể khỏi chứng Alzheimer và Parkinson
Bạch trà chứa catechin và epigallocatechin gallate (EGCG) làm giảm nguy cơ mắc các chứng Parkinson và Alzheimer. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những hỗn hợp này ngăn ngừa protein đóng thành cục – nguyên nhân dẫn tới các chứng Alzheimer và Parkinson.
-
Giúp khỏe thận
Catechin trong bạch trà ngăn ngừa sự hợp thành của calxium oxalate chứa trong thận. Một nghiên cứu đã cho thấy uống bạch trà có thể giảm những tác động có hại của ô nhiễm môi trường lên thận, tim, gan, phổi và não.
-
Giúp tăng cường sức khỏe sinh sản, tráng dương
Bạch trà có khả năng tăng cường khả năng sinh sản và nâng cao sức khỏe sinh sản ở nam giới. Đồng thời, bạch trà rất có lợi trong giai đoạn chủ chốt trong thời gian mang thai, bởi những thành phần chống oxy hóa bảo vệ các tế bào khỏi những tổn thương về oxy hóa – dẫn tới khả năng sảy thai.
-
Tác dụng giúp chống lão hóa và giúp da chắc khỏe của bạch trà là gì
Sự phong phú các chất chống oxy hóa trong bạch trà đảo ngược quá trình lão hóa da. Chúng giúp bảo vệ da khỏi những tác động từ bên trong lẫn bên ngoài của lão hóa. Yếu tố bên ngoài dẫn đến lão hóa da nhanh bao gồm những tác động của môi trường và ánh mặt trời. Để giảm những tác động bên ngoài này thì bạn nên hạn chế tiếp xúc với môi trường độc hại, đồng thời bôi kem chống nắng. Các nhà khoa học đã khám phá ra rằng đắp chiết xuất bạch trà lên da có thể bảo vệ da khỏi những tia UV độc hại.
Đối với các yếu tố bên trong thì sự lão hóa da đến từ sự tác động một phần của các gốc tự do. Bên cạnh việc có chứa nhiều thành phần chống oxy hóa, hạn chế những tác động của gốc tự do. Bạch trà còn giúp thúc đẩy sự hình thành của các enzyme như collagenase và elastase, đây là các enzyme giúp da trẻ và khỏe mạnh. Trong một nghiên cứu từ năm 2009 cho thấy, trong số 21 loại thực vật được nghiên cứu thì bạch trà là loại thực vật đứng đầu trong việc thúc đẩy hoạt động của hai loại enzyme này.
Trà xanh và bạch trà
Cả trà xanh lẫn bạch trà đều được tạo ra từ cùng một loại cây. Tuy nhiên cách chế biến khác nhau đã khiến chúng khác biệt cả về mùi hương lẫn mùi vị.
So với trà xanh, bạch trà đòi hỏi ít quá trình chế biến hơn; điều này khiến bạch trà có nhiều chất dinh dưỡng hơn. Tuy nhiên, những lợi ích của bạch trà và trà xanh là ngang nhau.
Chú ý khi sử dụng bạch trà là gì
-
Tác dụng phụ của bạch trà
Bởi bạch trà có chứa caffeine, hấp thụ quá nhiều bạch trà có thể dẫn đến chóng mặt, mất ngủ và tức bụng. Những bà mẹ đang mang thai tốt nhất nên nhờ bác sĩ tư vấn trước khi sử dụng bạch trà.
bạch trà là gì
-
Nên uống bạch trà vào lúc nào?
Uống 3 tách trà mỗi ngày sẽ có lợi cho cơ thể bạn. Uống sau bữa sáng, bữa trưa và vào chiều tối. Hãy tránh uống bạch trà vào ban đêm.
-
Cách pha bạch trà
– Đun nước trong bình tới nhiệt độ khoảng 75-85 độ C
– Thêm hai thìa cà phê bạch trà vào một chiếc bình/cốc/chén và thêm nước
– Để yên trong 5 phút
– Lọc trà và sử dụng
– Bạn có thể sử dụng nóng hoặc lạnh tùy thích.
Lưu ý: Tránh sử dụng nước sôi bởi lá trà sẽ mất đi hương vị và chất dinh dưỡng.
Tìm kiếm liên quan đến bạch trà là gì
- ca sĩ bạch trà
- hồng bạch trà
- hoa bạch trà