Ấm sứ Đài loan hay ấm chén Bát Tràng được tráng men sáng bóng, không bám ố trà. Loại ấm chén này thực sự có thể pha được hầu hết các loại trà. Vì vậy, đây là dòng ấm chén rất phổ biến trên thị trường. Tuy nhiên, đối với các trà nhân thích thưởng trà, thì với một số loại trà có thể lưu giữ hương, vị, họ cần một chiếc ấm đẳng cấp cao hơn. Đó là ấm trà tử sa.
Lâu nay người ta vẫn ca ngợi về khả năng lưu hương giữ vị của ấm tử sa Nghi Hưng. Quả thực đúng là ấm tử sa Nghi Hưng có thể lưu được hương vị của trà. Thế nhưng, không phải loại trà nào cũng có thể lưu giữ hương vị trong ấm tử sa. Hơn nữa, nếu bạn không nuôi ấm đúng cách, chiếc ấm của bạn sẽ dần “mất giá”!
Nội dung chính
Nguyên nhân cốt lõi khiến ấm tử sa lưu giữ được hương vị trà
Khoan hãy nói về các loại trà nên pha bằng ấm tử sa. Trước tiên, muốn chơi trà chuẩn nghệ thuật, bạn cần hiểu rõ về ấm tử sa và cách dùng ấm tử sa.
Ấm tử sa là loại ấm làm bằng đất tử sa vùng Nghi Hưng – Trung Quốc. Loại ấm này không được tráng men. Đây là điều kiện cần để làm nên đặc trưng riêng của ấm. Sở dĩ ấm tử sa có thể lưu giữ hương vị của trà chính là do yếu tố đất. Đất tử sa có độ xốp tuyệt diệu, cho khả năng giữ nhiệt cực tốt. Khi pha trà, do không gặp cản trở từ lớp men bóng như ấm sứ hay ấm thủy tinh, nước trà có điều kiện tác động lên thành ấm. Lúc này, các nguyên khoáng vi lượng trong thành ấm được giải phóng. Ngày qua ngày, nó tích tụ lại trên bề mặt thành ấm. Dần dần, lớp khoáng vi lượng này sẽ góp phần lưu giữ hương vị của trà. Nó cũng đồng thời làm cho nước trà ngon hơn. Cũng giống như vi lượng sắt trong ấm gang tesubin, khoáng vi lượng trong ấm tử sa là loại khoáng vi lượng mà con người hoàn toàn có thể hấp thụ và chuyển hóa được. Do đó, nó có tác dụng tốt đối với sức khỏe.
Muốn phát huy được tác dụng của ấm tử sa, trước hết, chúng ta cần khai ấm và dưỡng ấm đúng cách. Để việc khai ấm, dưỡng ấm thực sự hiệu quả, xin tham khảo bài viết “Khai, dưỡng ấm tử sa thế nào để gia tăng giá trị?”. Sau đây, chúng tôi xin chia sẻ về 3 loại trà tốt nhất dùng để dưỡng ấm tử sa.
Khám phá 3 loại trà nên pha bằng ấm tử sa
Ấm trà tử sa, gốm sứ Bát tràng hay ấm sứ Đài Loan, ấm thủy tinh đều có ưu điểm riêng khi pha trà. Vì mỗi loại ấm có một ưu điểm riêng, nên việc lựa chọn ấm nào phù hợp với dòng trà nào là rất cần thiết. Ví như ấm thủy tinh có màu trong suốt, rất thích hợp để pha trà hoa. Như vậy, trà nhân có thể dễ dàng nhìn được sắc hoa trong ấm. Ấm sứ Đài loan hay ấm chén bát tràng được tráng men sáng bóng, không bám ố trà. Loại ấm chén này thực sự có thể pha được hầu hết các loại trà. Vì vậy, đây là dòng ấm chén rất phổ biến trên thị trường. Tuy nhiên, đối với các trà nhân thích thưởng trà, thì với một số loại trà có thể lưu giữ hương, vị, họ cần một chiếc ấm đẳng cấp cao hơn. Đó là ấm trà tử sa.
Pha trà Thiết Quan Âm bằng ấm tử sa
Trà thiết quan âm trong thâp đại danh trà Trung Hoa là loại trà “7 nước vẫn còn dư hương”. Có lẽ chính đặc trưng về hương thơm ngào ngạt bền lâu đã làm nên danh tiếng của trà. Đây cũng là một loại trà dễ lưu lại hương vị trong ấm tử sa nhất.
Hương trà Thiết Quan Âm rất thuần khiết, dậy mùi chè. Vị chè cũng rất rõ ràng, quyện lấy trong mùi hương. Chính vì thế, nó rất dễ được thẩm thấu bởi các vi lượng khoáng trong ấm tử sa. Đặc biệt, mùi hương của trà sẽ được lưu giữ lâu hơn. Do vậy, khi dưỡng ấm tử sa bằng trà Thiết Quan Âm lâu ngày, nhiều khi không cần dùng trà, bạn vẫn có thể cảm được vị trà khi cho nước sôi vào ấm. Để pha trà Thiết Quan Âm đúng cách, mời đọc “Cách pha trà Thiết Quan Âm”.
Hồng trà pha ấm trà tử sa
Không giống như các dòng trà khác, hồng trà là nhóm trà được lên men 100%. Hồng trà xuất hiện tương đối muộn, nhưng lại được phân chia thành nhiều loại. Theo các tiêu chí khác nhau, các cách phân loại cũng khác nhau. Chẳng hạn, theo xuất xứ và hình dạng, hồng trà được chia thành 9 loại nhưng theo phương pháp chế biến lại được chia thành 3 loại. Dù chia theo cách nào thì điểm chung của các loại vẫn là nước trà màu nâu đỏ.
Hồng trà nhìn chung đều có mùi hương nhã nhặn nhưng vị lại rất đậm đà. Chính vì vậy, khi pha hồng trà bằng ấm tử sa càng lâu ngày thì nước trà không có trà càng rõ vị.
Pha Ô Long Đài Loan bằng ấm trà tử sa: Nên hay không?
Ô Long là dòng trà Đài Loan nhập khẩu cao cấp. Theo hương vị, người ta thường phân ra 2 loại chính là Ô Long Sâm và Ô Long thường. Những người thích hương vị thanh khiết dịu nhẹ mà sâu lắng của Ô Long thì thường chọn Ô Long thường. Ô Long Sâm với vị ngọt riêng biệt của lá sâm và cam thảo lại rất thích hợp với phụ nữ.
Phải nói rằng, với hương vị rất dịu của Ô Long thường, khi thưởng thức, có lẽ ít ai tin tưởng việc nuôi ấm tử sa bằng trà Ô Long có thể thẩm thấu được hương vị thanh khiết đến thế. Nhưng không! Bằng việc kiên trì nuôi ấm tử sa bằng trà Ô Long, sau khoảng 2 đến 3 năm, bạn có thể tận hưởng cái thuần khiết đặc biệt của trà trong ấm mà không cần có trà. Điều này chắc hẳn các loại ấm khác không thể làm được. Tuy nhiên, bạn hãy nhớ đừng pha trà Ô Long thường và Ô Long Sâm trong cùng một chiếc ấm tử sa. Tại Sao? Vì vị của Ô Long Sâm và Ô Long Thường có sự khác biệt rõ rệt.
Ô Long Sâm có vị hậu ngọt đậm đà của lá sâm và cam thảo. Tuy nhiên, mùi hương của Ô Long Sâm lại không ngào ngạt như Thiết Quan Âm hay Long Tỉnh. Chính vì vậy, để nuôi ấm bằng Ô Long Sâm, bạn cần kiên trì mới cảm nhận được vị của trà rõ nét.
Ngoài ra, bạn cũng có thể dưỡng ấm tử sa bằng các loại trà Việt Nam như trà Thái Nguyên, trà suối giàng, hoặc các loại trà Trung Quốc khác.
Xem bài gốc tại Trà Công Phu