Hồng trà là gì? Tại sao mọi người vẫn luôn lựa chọn thức uống này thay cho các loại trà thông thường? Không ít người ở Việt Nam cũng rất thích uống hồng trà. Nếu bạn là người có đam mê với hồng trà thì hãy cùng Nhà Hàng Chay HITA tìm hiểu ngay nhé.
Nội dung chính
Hồng trà là gì? Bạn có biết nguồn gốc hồng trà từ đâu?
1. Hồng trà là gì?
Hồng trà hay còn gọi là trà đen là loại trà cực kỳ phổ biến ở nhiều nước. Như ở Châu Âu, Bắc Mỹ và một số quốc gia Trung Đông. Mặc dù ở Việt Nam và nhiều nước Đông Á khác thì trà xanh (lục trà) phổ biến hơn.
Đây loại trà lên men được làm từ cây trà. Điểm khác biệt lớn nhất của hồng trà so với các loại trà khác nằm ở việc loại trà này được lên men hoàn toàn hay 100%.
Quá trình lên men này biến đổi thành phần hoá học của lá trà tươi, giúp tạo nên hương vị cũng như màu sắc riêng của trà đen.
2. Nên gọi là hồng trà hay trà đen?
Hồng trà có nghĩa là trà có màu đỏ. Thế nhưng ở Việt Nam thì hồng trà lại được gọi là trà đen. Lý do sự ra đời của từ hồng trà là do cách gọi giống tiếng Trung Quốc. Vì người Trung Quốc gọi hồng trà theo màu nước trà của loại trà này. Trong khi đó từ “trà đen” là gọi theo màu của lá trà trong tiếng Anh. Vì người Anh gọi tên trà theo màu của lá trà. Thế nên hồng trà hay trà đen thì cũng đều dùng để chỉ cùng một loại trà.
Bạn có biết được sản xuất như thế nào?
Mỗi nơi sẽ có cách chế biến hồng trà khác nhau một chút.
Về cơ bản thì hồng trà được chế biến bằng 4 bước sau:
1. Bước làm héo
Lá trà sau khi hái sẽ phải trải qua một giai đoạn là làm héo. Làm héo là quy trình khi lá trà tươi được rải lên những chiếc nong bằng tre.
Sau đó những chiếc nong được đặt nơi khô ráo và thoáng mát để lá trà héo đi. Hay mất đi một phần lượng nước có trong lá trà. Mục đích của giai đoạn này là làm lá trà mất nước, qua đó rút gọn công đoạn chế biến. Đồng thời lá trà cũng mềm và dai hơn, nên khi vò thì lá trà sẽ khó bị rách hơn.
2. Bước vò lá trà
Sau khi làm héo thì lá trà sẽ được vò ở một nhiệt độ vừa phải. Vò là công đoạn giúp làm rách lớp biểu bì của lá trà. Qua đó giúp chất trà cũng như các thành phần enzyme thoát ra ngoài. Việc này giúp kích hoạt quá trình lên men thành hồng trà của lá trà, đồng thời giúp trà dễ pha hơn khi đã thành phẩm. Vò còn giúp định hình hình dáng lá trà đồng thời tác động lên hương vị trà sau khi chế biến.3. Bước lên men
Lá trà sau khi vò sẽ được lên men bằng cách để ở nơi mát và có độ ẩm cao để lá trà thuận lợi trong việc tiếp xúc với không khí. Lúc này các thành phần enzyme (men) sẽ đóng vai trò là chất xúc tác để chuyển hoá các thành phần của lá trà tươi. Lúc này lá trà từ màu xanh sẽ từ từ chuyển sang màu đỏ như đồng.
4. Bước xao khô lá trà
Công đoạn cuối cùng của chế biến hồng trà là xao khô để lá trà ngừng quá trình lên men. Lá trà vừa được xao, vừa tiếp tục được vò để định hình lá trà.
Lúc này hồng trà đã được thành phẩm. Một số vùng trà còn đưa lá trà thành phẩm đi hun khói. Việc này giúp tạo nên hương vị khói riêng của hồng trà, đồng thời giúp bảo quản trà được lâu hơn.
HITA Chay bật mí 7 thông tin thú vị về hồng trà
1. Hồng trà là gì và khác với các loại trà khác như thế nào?
Dựa vào tỷ lên lên men:
Các nước phương Tây chia trà ra thành 3 loại với tên gọi tương ứng là: trà không lên men (trà xanh) – trà bán lên men (trà ô long) – trà lên men toàn phần (hồng trà).
Dựa vào màu sắc và mùi vị:
Trung Hoa chia trà ra thành 6 loại là: bạch trà, lục trà, hòng trà, ô long trà, hồng trà và hắc trà.
Hồng trà cũng được chia là rất nhiều loại, từ cao cấp đến bình dân hoặc theo hình dạng khác nhau. Ví dụ, dựa theo cách chế biến phương Tây, chúng ta có thể chia làm 2 dòng chính là Orthdox)Truyền thống) và CTC)công nghệ).
Từ 2 dòng chính lại chia làm các loại khác có thể kể đến như:
- P: Pekoe
- OP: Orange Pekoe
- BP: Broken Pekoe
- F P: Fanning Pekoe
- BP: Broken Fanning
Ngoài những loại kể trên, chúng ta còn thấy trên thị trường có bán các loại hồng trà đặc sản của Trung Hoa như Đại Hồng Bào, Chánh Sơn Tiểu Chủng, Điện Hồng… Tuy nhiên, số lượng này không nhiều và chỉ có dân chơi trà lắm tiền nhiều của mới dám bỏ tiền ra mua vì cái giá để sở hữu những loại này là không hề nhỏ!
Lợi ích của hồng trà là gì? Ảnh hưởng như thế nào đến sức khoẻ?
Về cơ bản thì tất cả các loại trà đều chia sẻ những thành phần gần giống nhau. Thế nên lợi ích cho sức khoẻ của hồng trà cũng sẽ phần nào giống với các loại trà khác, như trà xanh chẳng hạn. Tuy nhiên, do được lên men nên hồng trà sẽ mất đi một số thành phần đặc trưng của lá trà tươi. Và cũng sẽ có những thành phần riêng biệt. Và những thành phần này tất nhiên sẽ có những lợi ích sức khoẻ riêng.
Khác với trà xanh thì các loại trà được lên men như hồng trà có chứa nhiều nhóm chất theaflavin và thearubigin. Và hai nhóm chất này đều có khả năng chống oxy hoá rất tốt. Sau đây là một số nghiên cứu dựa trên hồng trà:
1. Hồng trà giúp giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư
Theo một số nghiên cứu thì việc uống hồng trà thường xuyên có thể giúp giảm nguy cơ mắc một số bệnh về ung thư. Trong đó có ung thư dạ dày (n), ung thư tuyến tiền liệt, và ung thư vú
Tuy nhiên, bạn không nên tin là việc uống hồng trà là một cách hiệu quả để trị ung thư. Vì những nghiên cứu này dựa trên thí nghiệm trên động vật. Mặc dù vậy thì việc uống hồng trà thường xuyên là một dạng chế độ dinh dưỡng tốt và có thể góp phần nào vào việc ngừa ung thư.
2. Hồng trà giúp giảm cân và béo phì
Thành phần theaflavin có trong hồng trà được tin là có khả năng làm giảm sự tích tụ của mỡ. Nhất là ở các bộ phận dễ hình thành mỡ như bụng, mông hay đùi. Ngoài ra hồng trà còn giúp ức chế quá trình tổng hợp acid béo và kích thích quá trình oxy hoá chất béo (đốt mỡ).
Những tác dụng này giúp hạn chế nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ cũng như béo phì.
3. Hồng trà giúp giảm lượng đường trong máu
Lượng đường trong máu cao có thể gây ra những tác động xấu đến cơ thể như: bệnh tiểu đường loại 2, béo phì, các bệnh về đường tim mạch, các bệnh về thận và trầm cảm.
Hồng trà được tin là có thể làm giảm nồng độ đường trong máu và giúp cơ thể chuyển hoá đường nhanh hơn. Khả năng này của hồng trà được xem là tương đương với trà xanh.
Việc ăn thực phẩm có chứa quá nhiều đường như nước uống đóng chai hay bánh kẹo sẽ làm tăng lượng đường trong máu. Qua đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Thế nên khi uống hồng trà thì bạn không nên thêm đường hay sữa đặc có đường. Nếu dùng sữa tươi không đường và ít béo thì cũng được, nhưng uống nước trà không thì vẫn là tốt nhất.
4. Hồng trà có thể giúp ngăn ngừa bệnh HIV
Theaflavin có trong trà xanh được các nhà khoa học tin là có khả ngừa virus của bệnh HIV. Và họ tin rằng hồng trà có thể được sử dụng làm nguồn nguyên liệu để bào chế loại thuộc trị HIV giá rẻ. Tuy nhiên, trong nghiên cứu thì các nhà khoa học đã chiết tách được theaflavin để tạo ra một chiết xuất hồng trà có chứa một hàm lượng rất cao theaflavin. Và họ sử dụng chiết xuất này để ngừa sự lan rộng của HIV trong cơ thể. Việc này khác với việc chúng ta uống hồng trà thông thường.
5. Hồng trà giúp tăng cường chức năng não
Cũng giống như trà xanh thì hồng trà cũng có chứa caffeine và L-theanine. Caffeine là thành phần đã quá phổ biến, chất này giúp chúng ta tỉnh táo và tăng tập trung. Trong khi đó thì L-theanine giúp đầu óc thư giãn và làm tăng tập trung. Nghiên cứu chỉ ra rằng caffeine kết hợp với L-theanine là một sự kết hợp tuyệt vời giúp chúng ta tập trung tốt hơn.
Một số nghiên cứu ngẫu nhiên cũng cho thấy việc uống hồng trà cũng làm tăng sự nhanh nhạy và tỉnh táo của não. Việc này được chứng minh khi nhóm tình nguyện uống hồng trà có độ nhanh nhạy cũng như tỉnh táo cao hơn so với nhóm uống giả dược.
6. Hồng trà tốt cho sức khoẻ tim mạch
Hồng trà nói riêng và các loại trà làm từ cây trà nói chung đều có chứa một thành phần gọi là flavonoid. Thành phần này rất tốt cho tim mạch. không chỉ trà mà một số loại thực phẩm khác cũng có chứa flavonoid như rau xanh, trái cây, rượu vang đỏ và sô cô la đen. Uống hồng trà cũng như ăn các loại thực phẩm này thường xuyên giúp giảm huyết áp, giảm cholesterol, giảm chất béo trung tính và béo phì.
Một nghiên cứu khác cho thấy uống ba tách hồng trà mỗi ngày giúp làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về đường tim mạch lên đến 11%
7. Hồng trà tốt cho hệ tiêu hoá
Nhiều nghiên cứu cho thấy các loại vi khuẩn (tốt) sống trong ruột có sự ảnh hưởng rất lớn lên sức khoẻ của chúng ta. Các loại vi khuẩn này không chỉ hỗ trợ tiêu hoá mà còn giúp làm giảm một số loại bệnh như: các bệnh về đường ruột, bệnh tiểu đường loại 2, béo phì và một số loại bệnh ung thư nữa.
Nhóm chất polyphenol được tìm thấy trong hồng trà sẽ giúp bạn có một hệ tiêu hoá khoẻ mạnh. Vì nhóm chất này hỗ trợ dự phát triển của nhóm vi khuẩn tốt và hạn chế hoạt đông của các loại vi khuẩn xấu.
Hé lộ những cách pha hồng trà ngon chuẩn hương vị trà
Hồng trà là loại trà dễ pha hơn nhiều so với các loại trà khác. Chẳng hạn như trà xanh thì khá là kén nước. Chính vì dễ pha thế nên loại trà này mới trở nên phổ biến ở các nước Châu Âu ở vài thế kỷ trước. Vì chất lượng nước ở các nước Châu Âu khi xưa khá tệ. Nhưng nhờ dễ pha và hợp với chất nước nên hồng trà càng ngày càng càng chiếm được cảm tình của nhiều tầng lớp.
1. Những yếu tố cần có để pha hồng trà là gì?
– Nước: như đã nêu thì hồng trà không quá kén nước. Thế nên bạn không cần quá cầu kỳ trong việc chọn nước. Tiện lợi nhất là dùng nước máy. Nếu được thì bạn nên để nước qua đêm. Mục đích của việc này là để nước bay hết thành phần flo. Đồng thời nước có nhiều oxy thì sẽ pha trà ngon hơn.
– Nhiệt độ: hồng trà thường nên được pha với nước sôi 100 độ C. Lưu ý là nước vừa sôi là bạn nên tắt bếp ngay. Vì nước để sôi quá lâu sẽ mất đi rất nhiều oxy.
cách pha Hồng Trà
– Định lượng, nhiệt độ nước và thời gian ủ trà là 3 lưu ý quan trọng cần quan tâm khi pha chế Hồng Trà.
2. Pha chế theo cách truyền thống của hồng trà là gì?
Nguyên liệu cần chuẩn bị để chế biến hồng trà là gì?
- 2 – 3gr hồng trà
- 250ml nước sôi 1000C
Cách thực hiện thức uống hồng trà là gì?
- Cho một lượng nước nóng vừa đủ để tráng qua một lượt trà trong vài giây
- Bỏ nước đó đi và phần nước sôi còn lại vào rồi ủ trà trong vòng 3 – 5 phút là có thể rót ra chén thưởng thức.
3. Pha chế hồng trà sữa
Nguyên liệu cần chuẩn bị để chế biến hồng trà là gì?
- 40gr hồng trà
- 750ml nước sôi 1000C
- 150gr bột sữa
- 100gr đường cát trắng
- đá viên
Cách thực hiện thức uống hồng trà là gì?
Ủ cốt trà sữa: cho hồng trà vào nước sôi ủ trong vòng 15p rồi lọc lấy cốt trà
- Cho đường, bột sữa vào cốt trà và hòa tan
- Sau đó cho thêm đá viên vào là được
– Pha hồng trà sữa:
Cho đá và 200ml cốt trà sữa vào bình shaker lắc đều rồi đổ ra ly, có thể cho thêm topping bằng trân châu, thạch, pudding…vào dùng nếu thích
4. Pha chế hồng trà sủi bọt
Nguyên liệu cần chuẩn bị để chế biến hồng trà là gì?
- 40gr hồng trà
- 1000ml nước sôi 1000C
- đường nước
- đá viên
- topping
Cách thực hiện thức uống hồng trà là gì?
- cho trà vào nước sôi ủ trong vòng 15p và lọc lấy phần cốt trà
- cho hồng trà, đường nước, đá viên vào bình shaker lắc đều rồi đổ ra ly
- cho thêm các loại pudding vào là có thể thưởng thức ngay.
Những trường hợp không nên dùng hồng trà là gì?
Những người mắc một số bệnh như: bệnh U bướu, sỏi thận, đau dạ dày, thiếu máu, suy nhược mất ngủ, dễ bị kích động, sức đề kháng yếu, bị hôi miệng, người đang điều trị bệnh bằng thuốc…
Phụ nữ sau sinh, phụ nữ mang thai, đang trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc mãn kinh,…
Ngoài ra, bạn cũng không nên uống trà khi say rượu, bụng đói, dùng trà để uống thuốc,…
Tìm kiếm liên quan đến hồng trà là gì
- các loại hồng trà
- hồng trà nhật bản
- hồng trà có tác dụng gì
- hồng trà tiếng anh là gì
- hồng trà cozy
- hồng trà tắc
- hồng trà wiki
- cách làm hồng trà đào