Nội dung chính
Thế nào là ấm tử sa? Công dụng tuyệt vời của loại ấm này
Ấm tử sa là một loại dụng cụ đã quá quen thuộc với các nghệ nhân pha trà, tuy nhiên nhiều người trong chúng ta vẫn còn lạ lẫm với loại ấm này. Vì vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm các thông tin về loại ấm này nhé.
1. Ấm trà tử sa là gì?
Ấm tử sa là một loại ấm pha trà được làm bằng đất đặc biệt, chúng được nung ở nhiệt độ cao và không tráng men. Về căn bản ấm được gọi là tử sa vì loại ấm này thường có màu tím, xuất phát từ vùng Nghi Hưng, Trung Quốc.
2. Các loại đất làm ấm trà tử sa
Ấm tử sa thường hấp dẫn nghệ nhân pha trà không chỉ về vẻ đẹp trầm mặc, cổ điển, mang phong cách quý tộc của nó mà ấm còn giúp nghệ nhân pha trà, thưởng trà ngon hơn so với các loại ấm thông thường. Lý do chính là do ấm này được làm từ các loại nguyên liệu đặc biệt với quy trình nung khác nhau. Dưới đây là các loại đất thường được sử dụng khi làm ấm trà tử sa:
- Nguyên Khoáng Để Tào Thanh
- Nguyên Khoáng Tử Nê
- Nguyên Khoáng Thanh Thủy Nê
- Ngọc Sa Liệu
- Ngũ Sắc Thổ
- Tử Kim Sa
- Tử Ngọc Kim Sa
3. Công dụng thật của ấm trà tử sa
Ấm tử sa liệu có là công cụ pha trà tuyệt đỉnh như nhiều người vẫn tưởng hay không? Trước hết, bạn cần hiểu rằng hương vị của trà đến từ 2 thành phần chính là chất hữu cơ có trong lá trà và các loại khoáng vi lượng được tạo ra từ nguyên liệu làm ấm.
Các chất khoáng vi lượng này có trong đất làm ấm tử sa, nó bền bỉ và được giải phóng vào nước trà trong mỗi lần pha trà chứ không dễ dàng mất đi như các chất hữu cơ trong lá trà.
Chính vì vậy mà việc dùng ấm tử sa để pha trà sẽ giúp tăng hương vị, giúp cho nước trà được thơm ngon, đậm đà hương vị hơn.
Các cách nhận biết ấm mà bạn không nên bỏ qua
Do ấm trà tử sa có giá trị cao nên nếu không tinh ý, bạn rất có thể mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng. Vì vậy dưới đây là những cách đơn giản giúp bạn phân biệt được chiếc ấm thật khi mua ấm.
- Nhìn bằng mắt thì ấm có hình dáng thanh thoát, ưa nhìn, các bộ phận thân, nắp, miệng, vòi, quai ấm,… cân đối, màu sắc tương đồng. Khi rót nước, nước trà chảy thẳng, đều, không bị bắn ra ngoài.
- Nếu nghe bằng tai thì tiếng kêu đanh, chắc như tiếng kim loại chạm vào nhau
- Dùng tay sờ vào ấm bạn sẽ thấy được độ trơn láng, độ bóng nhất định của ấm. Đặc biệt khi dùng càng lâu thì ấm càng lên nước và không đổi màu.
→ Mẹo sử dụng ấm trà tử sa bền đẹp
Khi sử dụng ấm tử sa pha trà, bạn cần lưu ý:
- Luôn đổ tràn nước qua miệng ấm khi pha trà
- Sử dụng vải mềm để lau khô ấm
- Chú ý không được cọ rửa ấm, chỉ sử dụng nước nóng để vệ sinh ấm
HITA Chay hướng dẫn cách chọn và chăm sóc ấm trà tử sa cực hay
Ấm trà Tử Sa là một trà cụ quan trọng và cần thiết với người yêu trà. Ngoài việc có công năng hoàn hảo trong việc pha trà ấm còn là một tác phẩm nghệ thuật do những nghệ nhân làm ấm tạo ra. Vì thế nhiều người yêu trà còn mê cả việc sưu tầm ấm, coi việc thưởng lãm ấm tử sa là một thú vui.
Ấm tử sa hay ấm tử sa Nghi Hưng rất đa dạng về kiểu dáng, màu sắc, phẩm cấp, nghệ nhân chế tác… Hiện nay thị trường ấm trà tử sa ở Việt Nam rất phong phú, nhiều phẩm cấp khác nhau thật giả lẫn lộn, do đó để chọn được một chiếc ấm tốt đúng nghĩa khiến nhiều người mới chơi ấm gặp rất nhiều khó khăn.
Ngoài việc giá thành của ấm không hề rẻ và giá cả không có một thước đo nào chính xác khiến cho người chơi ấm có khi phải trả một cái giá rất cao cho một chiếc ấm bình thường.
Thêm nữa nghệ nhân làm ấm cũng rất phong phú nhiều đẳng cấp khác nhau, kiểu dáng của ấm thì phải vài cuốn sách dày như từ điển mới liệt kê hết, màu sắc và phẩm cấp của đất làm ấm cũng muôn hình vạn trạng. Điều này khiến những người mới chơi như lâm vào mê hồn trận thật giả khó phân biệt.
Do vậy để giúp những bạn mới nhập môn dễ dàng hơn trong việc chọn ấm thì chúng tôi đã cố gắng viết lại những kinh nghiệm thực tế của bản thân trong việc chơi ấm tử sa.Đây chỉ là những kinh nghiệm cá nhân được đúc rút ra một cách dễ hiểu nhất. Đi vào vấn đề chính để chọn được chiếc ấm tử sa tốt ta có thể căn cứ vào những đặc điểm như thế nào?
1. Cách chọn ấm trà tử sa
– Chất đất làm ấm tử sa
Chất đất làm ấm gọi là đất nhưng thực tế là đá tử sa được để phong hóa rồi qua quá trình nghiền, lọc, nhào nặn… mà trở thành nguyên liệu làm ấm.
Đất tử sa có năm màu sắc chính (còn các màu sắc khác thì thường do phối trộn các màu lại với nhau hay trộn thêm khoáng chất khác tạo thành) năm màu đó là: Tử Sa (nâu tím), Chu sa (đỏ), Đoàn sa (vàng nhạt), Lam sa (xanh lam), Lục sa (xanh luc hay màu xanh vỏ đỗ)
Khi ngửi trong lòng ấm thì thường phải có mùi đất nếu có mùi khét, mùi hóa học hay các mùi khác lạ thì không nên mua.
Nghe bằng tai: do đất tử sa được nung ở nhiệt độ từ 1000 đến hơn 1300 độ vì vậy nếu nhấc nắp ấm lên hay lấy nắp cà nhẹ và miệng ấm có tiếng kêu thanh thoát vang giòn là ấm tốt nhất là với chất liệu chu sa.
Tuy nhiên với những loại đất như tử sa có độ xốp lớn tiếng kêu thường không vang giòn mà lộc cộc như tiếng gạch va vào nhau, với loại này ta nên đánh giá bằng hình thái da ấm để phân biệt.
– Hình dáng ấm tử sa
Trong các tiêu chí chọn ấm thì hình dáng ấm là thứ làm người chơi ấm thấy cuốn hút nhất. Hình dáng ấm cực kỳ phong phú nhưng theo tôi thì nên chia làm 2 loại:
- Ấm để dùng hàng ngày: có công năng pha trà tốt,dung tích vừa phải
- Ấm để trưng bày: hình dáng khác lạ thương mua về để sưu tầm bày tủ cho đẹp là chính đây thường là những ấm có dung tích quá lớn không phù hợp để dùng hàng ngày hoặc những ấm có hình thù cổ quái nhìn thì đẹp nhưng pha trà thì bất tiện.
– Xét riêng về mặt hình dạng ấm hướng đến việc công năng pha trà tốt ta có các tiêu chí sau:
• Dung tích vừa phải, thường là những ấm có dung tích từ 300ml trở lên là khá lớn có mua về cũng rất ít khi dùng, nên mua những ấm có dung tích khoảng 80ml đến 180ml phù hợp cho độc ẩm hay quần ẩm.
• Nắp ấm: Nắp của chiếc ấm tốt phải kín khít với thân ấm để khi rót trà không bị trào ra phía ngoài dù có rót trà theo một góc nghiêng lớn cũng không bị rớt trà
• Vòi ấm: Không có gì bực mình hơn một chiếc ấm có vòi chảy nước bí, dòng nước không thoát vì thế khi chọn ấm ta nên thử dòng nước xem có tròn đều hay không (cái này tùy hình dáng lỗ vòi), lực nước có mạnh, dòng nước chảy ra có suôn sẻ và hướng dòng nước có vị vẹo so với hướng vòi ấm không. Nếu đạt các tiêu chí trên là vòi ấm tốt.
• Quai ấm: Phải dễ cầm nắm,thuận tiện cho ta cảm giác thoải mái thi cầm chiếc ấm lên rót trà.
• Lưới lọc: là lưới ngăn xác trà phía trong thân ấm, có 3 kiểu là vòi một lỗ không có lưới lọc thường hay có ở ấm cũ,phỏng cổ… Lưới lọc hình thoi và lưới lọc hình bán cầu (hay lưới lọc kiểu nhật). Dù là loại nào thì khi nhìn vào ta phải thấy được sự tinh xảo, không có đất thừa bám quanh lỗ trên lưới, hay các đặc điểm cẩu thả. Vì lưới lọc có liên quan mật thiết đến dòng nước, vòi có tròn đẹp đến đâu mà lưới lọc bí thì dòng nước vẫn yếu như thường.
• Tổng thể ấm: Đối với một sản phẩm thủ công như ấm thì các chi tiết chế tạo ấm phải cho ta thấy được sự tinh xảo, cẩn thận của người làm ấm thì đó mới là chiếc ấm đáng mua dù có đắt tiền. Vì thế bạn nên ngắm kỹ từng tiểu tiết trên chiếc ấm và trong lòng ấm nếu thấy được sự tinh xảo trong cách chế tác thì đó là chiếc ấm tốt.
2. Cách chăm sóc ấm trà
Đến đây là kết thúc phần chọn ấm, bây giờ giả dụ là chùng ta đã mua được chiếc ấm ưng ý rồi thì phải làm gì tiếp theo. Chưa pha trà ngay được đâu các bạn à, phải làm sạch nó đã.
Sau khi làm sạch rồi và đưa vào sử dụng hàng ngày bạn cũng phải chú ý việc bảo dưỡng chăm sóc đúng cách ấm.
Mỗi khi pha trà xong ta nên đổ hết bã trà trong ấm đi, dùng nước sôi tráng sạch trong và ngoài ấm rồi dùng khăn sạch lau sạch sẽ, để ấm ở nới khô thoáng. Nếu ta không đổ bã trà mà để quên trong ấm đến khi trà bị thiu mốc ngấm vào làm hỏng ấm do ấm trà tử sa hấp thụ mùi rất tốt.
Điều quan trọng nữa là tuyệt đối không rửa ấm bằng xà phòng hay nước rửa bát vì mùi hóa chất có thể ngấm sâu vào trong ấm rất khó tẩy đi. Chỉ rửa ấm bằng tay dưới dòng nước sạch là đủ, sau đó dùng khăn khô lau lại. Nếu bạn có thời gian thì nên lau ấm thật kỹ bằng khăn không xơ hoặc dùng tay chà xát trên thâm ấm (mùa đông lạnh cắt da mà cầm chiếc ấm vừa pha trà xong ấm sực lên xoa thú lắm ấy) khi đó chiếc ấm sẽ lên nước bóng rất nhanh theo thời gian. Nhìn một chiếc ấm bóng lên từng ngày dưới công chăm sóc của mình thì bạn sẽ càng ngày càng yêu quý chiếc ấm ấy.
Công dụng của ấm trà không phải ai cũng biết
“Nhất thủy, nhì trà, tam pha, tứ ấm”, công dụng của ấm là điều kiện cuối để có thể thưởng thức được một chén trà ngon, tuy nhiên không phải vì thứ hạng cuối cùng mà người uống trà lại coi nhẹ yếu tố này, đặc biệt với loại ấm những đặc tính khiến bao người mê mẩn, hãy cùng tìm hiểu sự vi diệu của ấm.
Chuyện ấm trà tử sa “pha trà không cần dùng trà”, hay “lưu trà 5 ngày không hỏng” đều không phải là công dụng huyền bí gì, mà đều nhờ vào bàn tay của các thợ làm ấm và loại đất tử sa đặc biệt. Sau đây là một số tính chất và công dụng của ấm:
– Thành ấm có nhiều lỗ li ti hay còn gọi là khí khổng có công dụng lưu giữ mùi thơm của trà, dùng càng lâu thì các khí khổng này càng hấp thụ được nhiều mùi vị của trà, khi đó chỉ cần chế nước sôi vào cũng có hương trà.
– Thiết kế của ấm kín kẻ, khăng khít chính nhờ vậy mà trà trong ấm luôn giữ được nhiệt độ và hương vị, nhờ có đặc điểm này mà ấm có khả năng giữ trà lâu ngày cũng không biến chất.
– Chịu nhiệt tốt, truyền nhiệt chậm, không sợ bỏng khi lỡ sờ vào mặt ấm trà nóng.
– Đồ vật xài càng lâu càng cũ, vậy mà ấm dùng càng lâu càng sáng màu, càng đẹp.
Với những công dụng đặc biệt sẵn có ấm là trà cụ không thể thiếu với người uống trà, ngoài ra ấm còn có nhiều màu sắc khác nhau nên thích hợp cho nhiều mục đích sử dụng, có thể sưu tầm, có thể mua làm qua tặng. Chúc các bạn chọn được chiếc ấm trà tử sa với công dụng ưng ý.
Trên đây là vài thông tin chia sẻ lại từ kinh nghiệm từ Nhà hàng chay HITA với mong muốn những bạn đồng nghiệp chơi ấm có thêm tư liệu tham khảo.
Chúc các bạn có nhiều niềm vui bên chén trà!
Tìm kiếm liên quan đến ấm tử sa
- ấm tử sa tiếng anh
- ấm trà tử sa thật giả
- bộ ấm trà đạo