Hồng trà là gì?

Hồng Trà (tiếng anh được gọi là BlackTea) trong quá trình sao chế có xảy ra phản ứng oxy hóa enzym ponyphenol (Trong lá cà có 2 nhóm Enzym quan trọng đó là nhóm Enzym Oxi hóa khử và nhóm Enzym thủy phân, còn những nhóm khác tồn tại với số lượng không đáng kể. Một số nhóm Enzym Oxi hóa có vai trò quan trọng trong chế biến trà, dưới tác dụng của Polyphenol – Oxydaza, sản phẩm là thearubingin và các cấu tử tạo màu sắc và hương vị trà.). Thành phần hóa học có trong lá trà tươi thay đổi tương đối lớn, trà nhiều Polyphenol giảm đến 90 %, sinh ra nguyên tố kim loại trong trà.

hồng trà black tea
Hồng Trà thời kỳ đầu được gọi là Ô Trà

Hồng Trà thuộc loại trà lên men, nguyên liệu chính để làm Hồng Trà đó là được làm từ những búp trà non, trải qua một loạt các công đoạn phức tạp và cầu kỳ như làm héo, vê nhào)hoặc cắt), lên men, hong khô mà thành trà.

Công đoạn thu hái chính là khâu đầu tiên, vô cùng quan trọng trong công nghệ chế biến Hồng Trà. Hồng Trà trong thời kỳ đầu chế biến được gọi là “Ô Trà”, do Hồng Trà sau khi được làm khô, sau đó được đem pha hãm trà thì nước và bã trà dưới đáy hiện ra màu đỏ, chính vì thế mà đã thành tên là Hồng Trà. Hồng Trà của Trung Quốc có những loại chủ yếu như: Nhật Chiếu Hồng Trà, Kì Hồng, Chiêu Bình Hồng, Hoắc Hồng, Điền Hồng, Việt Hồng, Tuyền THành Hồng, Tuyền Thành Lục, Tô Hồng, Xuyên Hồng, Anh Hồng, Đông Giang Sở Vân Tiên Hồng Trà, Vũ Di Kì Môn Hồng Trà là trứ danh bậc nhất. Năm 2013 Hồng Trà Sở Vân Tiên Đồng Giang Hồ Nam đạt danh hiệu “Trung Trà Bôi”.

hồng trà black tea

Cội nguồn lịch sử trải dài của Hồng Trà

 Hồng Trà bắt nguồn từ Trung Quốc, và được phát minh ra tại khu vực núi Vũ Di Phúc Kiến, trong thời kỳ nhà minh, với tên gọi là “Chính Sơn Tiểu Chủng”. Gia tộc Giang Thị tại Vũ Di Sơn, thôn Đồng Mộc chính là thế gia sản xuất lá trà đã sản xuất ra Chính Sơn Tiểu Chủng Hồng Trà, đến nay đã có lịch sử trên 400 năm.

Có thể bạn quan tâm:  Uống trà vào mùa xuân có lợi như thế nào

Chính Sơn Tiểu Chủng Hồng Trà đã được du nhập vào Châu Âu năm 1610. Năm 1662, khi công chúa Catherine của Bồ Đào Nha kết hôn với vua Charles II, trong của hồi môn của bà có chứa rất nhiều hộp trà Trung Quốc, từ đó Hồng Trà được đưa vào tòa án Anh. Trong thị trường chè đầu tiên ở London, chỉ có Hồng Trà mới được bán và được bán giá cao bất thường, thông thường chỉ có những người giàu có tầng lớp thượng lưu mới uống được, và Chính Sơn Tiểu Chủng Hồng Trà đã trở thành đồ uống không thể thiếu trong xã hội thượng lưu của Anh. Người Anh yêu Hồng Trà, và dần dần biến đổi Hồng Trà thành một nền văn hóa Hồng Trà cao quý, cũng như quảng bá ra toàn thế giới.

hồng trà vũ di sơn

Năm 1689, người Anh thiết lập thêm cơ sở tại thành phố Hạ Môn của tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc, ở đây họ mua lại số lượng lớn trà Trung Quốc. Người Anh uống Hồng Trà nhiều hơn Trà Xanh, hơn nữa còn phát triển Hồng Trà thành văn hóa độc đáo, cũng như trong các sự kiện lịch sử đều có sự xuất hiện của Hồng Trà.

Vì Hồng Trà được mua tại Hạ Môn, đây là loại trà Vũ Di bán lên men, từ đây Trà Vũ Di đã du nhập vào Anh với số lượng lớn, thay thế dần cho thị trường trà xanh trước đó, và nhanh chóng trở thành dòng trà chính của Tây Âu. Trà Vũ Di màu đen được gọi là Black Tea, sau đó các nhà khoa học phân loại phương pháp sản xuất Trà theo đặc điểm của Trà, Trà Vũ Di sau khi ngâm hãm có nước và bã màu đỏ, tố chất thuộc dòng Hồng Trà. Tuy nhiên tên gọi thông thường của người anh là “Black Tea” được dùng để đề cập Trà Đen thay vì Hồng Trà.

hồng trà được chia làm nhiều loại

Phân bổ khu vực sản xuất Hồng Trà

Hồng Trà được sản xuất chủ yếu ở: Trung Quốc, Srilanca, Ấn Độ, Indonexia, Kenya

Trung Quốc: Các loại Hồng Trà Trung Quốc chủ yếu bao gồm các loại sau:

  • Kỳ Hồng (Trà Đỏ Kỳ Môn): được sản xuất chủ yếu tại Kỳ Môn An Huy, Chí Đức, Phù Lương Giang Tây
  • Điền Hồng: Sản xuất tại Phật Hải Vân Nam, Thuận Trữ
  • Hoắc Hồng: Sản xuất tại Lục An An Huy Hoắc Sơn
  • Tô Hồng: sản xuất tại Nghi Hưng, Giang Tô
  • Việt Hồng: sản xuất tại Thiệu Hưng Chiết Giang
  • Hồ Hồng: Sản xuất tại An Hóa Hồ Nam, Tân Hóa, Đào Nguyên
  • Xuyên Hồng: Sản xuất tại mã Biên Tứ Xuyên, Nghi Tân, Cao Huyền
  • Anh Hồng: sản xuất tại Anh Đức Nghiễm Đông
  • Chiêu Bình Hồng: Sản xuất tại Nghiễm Tây Chiêu Bình Huyền
Có thể bạn quan tâm:  Tổng quan về Trà Thiết Quan Âm Trần Hương (Trà Lão Thiết)

Trong đó đặc biệt là Kì Môn Hồng Trà nổi tiếng nhất. Trữ Hồng Công Phu sản xuất tại Vùng Tu Thủy Giang Tây Trung Quốc, là 1 trong những Công Phu Hồng Trà được sản xuất sớm nhất.

Trên Thế Giới: có rất nhiều chủng loại, nơi trồng trọt Hồng Trà cũng rất rộng, tại các nước như Ấn Độ, Đông Phi, Indonesia, Srilanca có cùng loại Hồng Trà được sản xuất.

điều kiện trồng hồng trà

Điều kiện trồng Hồng Trà

  • Nhiệt đới hoặc á nhiệt đới (hay còn gọi là cận nhiệt đới)
  • Nhiệt độ không khí cao, có đủ lượng mưa
  • Tính Axit trong thổ nhưỡng tốt
  • Thổ những có tính thoát nước tốt

Vào mùa thu hoạch Hồng Trà, thì nhiệt độ trong ngày khô, ẩm cũng ảnh hưởng đến việc chế biến ra lá trà có chất lượng tốt hay không

phân loại hồng trà

Phân Loại Hồng Trà

Phân loại hồng trà theo gia công: dựa vào các phương pháp gia công chế biến khác nhau, cũng như hình thái trà thành phẩm khác nhau, cơ bản có thể chia làm 3 chủng loại lớn: Tiểu Chủng Hồng Trà, Công Phu Hồng Trà, Hồng Toái trà và Hồng Trà Trà Trân.

Tiểu Chủng Hồng Trà: là loại Hồng Trà cổ nhất, đồng thời cũng là khởi tổ của các loại Hồng Trà khác. Các loại Hồng Trà khác cũng do biến tấu từ Tiểu Chủng Hồng Trà mà ra. Tiểu Chủng Hồng Trà được phân chia thành Chính Sơn Tiểu Chủng và Ngoại Sơn Tiểu Chủng

  • Chính Sơn Tiểu Chủng được sản xuât tại Trấn Đồng Mộc Quan, Thôn Tinh, Thành Phố Vũ Di Sơn. Cho nên có tên gọi là “Tinh Thôn Tiểu Chủng” hoặc  “Đồng Mộc Quan Tiểu Chủng”.
  • Ngoại Sơn Tiểu Chủng được sản xuất chủ yếu tại Phúc Kiến, Thản Dương, Cổ Điền, Sa huyền. Ngoại Sơn Tiểu Chủng đều dựa vào chất lượng của Chính Sơn Tiểu Chủng mà chế biến. năm 2013 dọc sông Giang Tay cũng có sản xuất Ngoại Sơn Tiểu Chủng.

Công Phu Hồng Trà: là sản phẩm Hồng Trà vô cùng đặc biệt, được làm từ nguyên liệu búp trà non mềm, sau khi thành phẩm có kết cấu chặt chẽ)trà được cuốn lại một cách chặt chẽ), kích thước đều đặn, màu sắc ô nhuận)đen bóng), nồng hậu, vị dịu mà ngọt nồng, màu sắc lá trà và nước trà sau khi được pha ham có màu đỏ tươi sáng ngời, mang trong mình phẩm chất đặc thù vô cùng đặc biệt.

Có thể bạn quan tâm:  Trà Ceylon và những lợi ích đối với sức khỏe

Công Phu Hồng Trà cũng được gọi là Công Phu Trà, đây quả thực là sản phẩm Hồng Trà vô cùng đặc biệt của đất nước Trung Quốc và đây cũng là sản phẩm xuất khẩu truyền thống. Ở Trung Quốc có mười mấy tỉnh sản xuất Công Phu Hồng Trà)bao gồm khu trồng trà chính là Tân Cương, Tây Tạng).

Công Phu Hồng Trà Trung Quốc chủng loại đa dạng, khu vực sản xuất rộng, phân theo các chuyên khu nổi danh về trông trà có Hữu Điền Hồng Công Phu, Kì Môn Công Phu, Phù Lương Công Phu, Trữ Hồng Công Phu, Nghi Hồng Công Phu, Tương Giang Công Phu, Mân Hồng Công Phu)Hàm Thản Dương Công Phu, Bạch Lâm Công Phu, Chính Hòa Công Phu), Việt Hồng Công Phu, Thai Loan Công Phu, Giang Tô Công Phu, Cập Việt Hồng Công Phu. Dựa theo chủng loại sản phẩm lại phân thành Đại Diệp Công Phu (lá to) và Tiểu Diệp Công Phu (lá nhỏ) …

Hồng Toái Trà: là loại trà dựa trên ngoại hình lá trà chế biến thành phẩm mà gọi tên, trà vụn, trà phiến, mạt trà. Nơi sản xuất phân bố tương đối rộng từ Vân Nam, Quảng Đông, Hải Nam, Quảng Tây chủ yếu là xuất khẩu trà

Tốc Dung Hồng Trà: là sản phẩm lá trà gia công, dùng nguyên liệu lá trà thuần tự nhiên, sử dụng công nghệ hiện đại để xay lá trà thật mịn, lá trà sau khi được hong khô thành bột trà mịn, thường sẽ được phun sương để vo thành viên)sau đó hong khô) rồi đóng hộp. Có nhiều lúc Tốc Dung Hồng Trà bị hiểu nhầm thành Hồng Trà Trà Trân.

Mã Biên Công Phu: là sản phẩm mới trân quý của Hồng Trà, do xưởng trà Kim Tinh Mã Biên Tứ Xuyên sáng tạo ra, tuyển chọn từ nguồn nguyên liệu lá trà nhỏ Tứ Xuyên ở độ cao 1200 – 1500 trên mực nước biển, kết hợp với công nghệ Công Phu Hồng Trà của khu vực tinh chế mà thành.

QUY CÁCH PHÂN LOẠI HỒNG TRÀ

Quy cách phân loại Hồng Trà

Hồng Trà dựa vào bộ phân cây trà, lá trà và hình thái thành phẩm để phân thành quy cách khác nhau:

Bạch Hào)Pekoe gọi tắt là P): Bạch Hào

Toái Bạch Hào)Broken Pekoe gọi tắt là BP): cắt vụn hoặc lá trà không hoàn chỉnh

Phiến Trà (Fannings gọi tắt là F): lá trà có kích thước nhỏ hơn so với kích thước lá trà Toái Bạch Hào

Tiểu Chủng)Souchong gọi tắt là S): Tiểu Chủng Trà

Trà Phấn)Dust gọi tắt là D): Trà phấn hoặc mạt trà

4 Chủng loại Hồng Trà có tên tuổi lớn

KỲ MÔN HỒNG TRÀ - TRUNG QUỐC

Kỳ Môn Hồng Trà – Trung Quốc

Kỳ Môn Hồng Trà được gọi tắt là Kỳ Hồng, là sản phẩm Hồng Trà trân quý công phu truyền thống của Trung Quốc. Là loại trà nổi tiếng của lích sử, được sản xuất và cuối thể kỷ 19, là 1 trong những loại trà Cao Hương củ thế giới, nức tiếng với các danh xưng như “Trà Trung Anh Hào”, “QUần Phương Tối”, “Vương Từ Trà”. Kỳ Môn Hồng Trà dựa vào chất lượng cao thấp mà phân chia làm cấp độ từ 1 – 7, củ yếu sản xuất tại huyện Kỳ Môn, Tỉnh An Huy, cùng với các tỉnh sản xuất ít như Thạch Thai Bì Lân, Đông Chí, Y Huyền và Quý Trì. Chủ yếu xuất khẩu đến hơn mười mấy quốc gia và vùng lãnh thổ như Anh, Hà Lan, Đức, Nhật, Nga … những năm gần đây nó là món trà Quốc Lễ của Trung Quốc.

Có thể bạn quan tâm:  Trà bích la xuân

ĐẠI CÁT LĨNH HỒNG TRÀ - ẤN ĐỘ

Đại Cát Lĩnh Hồng Trà – Ấn Độ

Đại Cát Lĩnh Hồng Trà sản xuất tại vùng cao nguyên, chân núi Hymalaya, phía Tây Bangladesh, Ấn Độ. Đây là Một trong Tứ Đại Hồng Trà của thế giới. Đại Cát Lĩnh Hồng Trà để lấy được trà có chất lượng số 1 thì thời gian thu hoạch là từ tháng 3 đến tháng 4, loại này có màu xanh đậm. Đại Cát Lĩnh Hồng Trà loại chất lượng số 2 thì thu hoạch vào tháng 5 đến tháng 6, loại này có màu trà vàng óng, sắc nước có màu da cam, mùi thơm thanh cao nho nhã, loại thượng phẩm của Trà Đại Cát Hồng Lĩnh còn có mùi thơm quả nho, vị tinh tế nhu hòa, thích hợp dùng để uống vào mùa Xuân Thu, cũng thích hợp dùng đê làm các loại đồ uống như trà sữa, trà đá. Công nghệ chế biến chính là công nghệ để làm chính sơn tiểu chủng được mang qua Ấn Độ và áp dụng, cũng có sự cải tiến mà hình thành trà Đại Cát Hồng Lĩnh.

hồng trà Oba srilanka

Ô Ba – Sri Lanka

Hồng Trà Vùng Cao Tích Lan chính là lấy trà Ô Ốc là nổi danh nhất, sản xuất tại miền đông khu vực núi cao Srilanka, đây là 1 loại trà trong Tứ Đại Hồng Trà của thế giới, nơi đây quanh năm được mây mù bao phủ, bởi vì mùa đông bị ảnh hưởng của gió mùa đông bắc mang đến lượng mưa khá nhiều)Tháng 11 – 12), đây là điều kiện bất lợi cho sự sinh sản của vườn trà, cho nên để trà có chất lượng tốt nhất thường thu hoạch vào tháng 7 đến tháng 9. Phía Sườn Tây bị ảnh hưởng của gió Tây Nam vào mùa hạ)tháng 5 – 8), chính vì vậy mà trà Đinh Bố Lạp Trà và Nỗ Ốc Lặc Ai Lợi Da để thu được chất lượng tốt nhất thì cần phải thu hoạch vào tháng 1 – 3.

Có thể bạn quan tâm:  Cách chọn ấm tử sa phù hợp với loại trà dựa theo dáng ấm

HỒNG TRÀ BODHISATTVA - ẤN ĐỘ

Hồng Trà Bodhisattva – Ấn Độ

Hồng Trà Bodhisattva được sản xuất tại vùng khe núi Bodhisattva chân núi hymalaya đông bắc Ấn Độ. Khu vực này ánh mặt trời gay gắt, nên cần trồng 1 số loại cây thân cao lớn để che bớt ánh nắng cho cây trà, do lượng mưa phong phú bởi vậy mà loại trà Bodhisattva vùng nhiệt đới này phát triển vô cùng mạnh mẽ, chất lượng thu hái tốt nhất là vào khoảng tháng 6 đến tháng 7 hàng năm, nhưng trong khoảng tháng 10 – đến tháng 11 thì lại cho ra sản lượng trà tương đối thơm, nước trà có màu sắc đỏ thẫm, hơi ngả sang nâu, đồng thời có chứa mùi thơm của mạch nha nhè nhẹ và hương hoa hồng, mùi vị của trà rất đậm đà, vị đậm)hay nói đúng hơn là vị rất mạnh)

khâu chế biến hồng trà

Khâu chế biến Hồng Trà

Làm héo: khâu làm héo được chia làm 2 loại, đó là dùng nhiệt độ phòng để làm héo hoặc dùng ánh sáng mặt trời để làm héo trà, quá trình làm héo này cần phải là người có kinh nghiệm mới biết cách để lá trà đạt được độ héo phù hợp như lá trà cần phải mất đi độ sáng bóng, lá mềm mại và co lại, gân lá ở trạng thái trong suốt.

Vò trà: Đây là khâu rất quan trọng, ban đầu người Trung Quốc thường dùng 2 chân để vò trà, sau đó 50 năm thì người ta dùng kết cấu 2 thanh gỗ và kết hợp với sức nước để vò trà, đến những năm 60 thì khâu này được cải tiến thêm một bước nữa là sử dụng mô hình bằng sắt và chạy điện, nâng cao hiệu quả về vò trà, quá trình vò trà đến khi nào nước trà chảy ra ngoài, trà đóng thành cục là được.

Lên men: quá trình để trà lên men hay còn gọi là quá trình đổ mồ hôi, là 1 phân đoạn cực kỳ quan trọng. Lá trà sau khi được vò xong, sau đó cho vào rổ, rồi được siết và ấn chặt lại, sau đó dùng vải ẩm đậy lên trên, làm gia tăng độ ẩm và nhiệt độ lên lá trà, thúc đẩy quá trình lên men, cũng như Enzym hoạt động, rút ngắn thời gian lên men. Hầu hết sau 5 đến 6 tiếng gân lá hiện màu hồng nâu.

Lập tức có thể cho lên hong khô, mục đích của việc lên men là khiến cho các hoạt chất Polyphenol trong trà bị Oxy hóa dưới tác động của Enzym, khiến cho màu xanh lá trà biến thành màu đỏ. Lên men là khâu rất quan trọng trong việc hình thành lên màu, hương và vị của Hồng Trà. Phần lớn đều cho trà đã vò nhàu vào trong thùng hoặc kho để lên men.

Có thể bạn quan tâm:  Quy trình sản xuất trà Thiết Quan Âm ở An Khê

Hong khô: Lá trà sau khi được lên men, sẽ được rải đều lên sàng, mỗi sàng chỉ nên rải lượng từ 2 – 2,5 kg là vừa, sau đó treo sàng đó lên trên cao rồi dùng Gỗ Tùng (loại gỗ còn hơi tươi là tốt nhất) đốt để hong khô trà)khói và nhiệt độ sẽ bay lên và làm khô trà), chính vì vậy mà Tiểu Chủng Hồng Trà cũ có hương thơm tươi mát của Gỗ Tùng, lúc sấy khô trà như vậy cần nhiệt độ lửa cao một chút, khoảng 80 °C là ổn, nhiệt độ cao có thể ngăn chặn nấm men phát triển, khiến cho men không bị cao quá, trà cũng không bị ám muội.

Hong khô lại: trà là thuộc loại dễ hấp thụ độ ẩm, trước khi đem trà bán người ta thường tiến hành ho khô lại một lần nữa, giúp cho trà lưu lại những tốt chất tốt nhất trong trà, hàm lượng nước không vượt quá 8 % là được.

Lưu Trữ: Lá trà nên được lưu giữ nơi thoáng mát, tránh nơi ẩm thấp, hoặc nhiệt độ cao, không nên cất cùng các tẩy rửa, hương liệu, xà bông … nên lưu giữ trà đơn thuần, sạch sẽ, tốt nhất là đem cất trong hộp trà, để nơi râm mát, nếu đã mở nắp thì nên dùng hét, nếu không hương và vị của trà sẽ dần dần bị hao hụt và mất đi, lá trà không cùng loại tránh nên để lẫn lộn, hay uống chung với nhau, sẽ khiến cho hương và vị bị lẫn lộn.

cách pha hồng trà

Cách Pha Hồng Trà

Để có một ấm Hồng Trà thơm ngon, thì chúng ta cần phải chuẩn bị đầy đủ những thành phần quan trọng như nước sạch, bộ dụng cụ pha trà như ấm tử sa, chén tử sa … sau đó cần phải tráng rửa sạch ấm chén trước khi pha.

Lượng Trà: mỗi ấm trà chỉ nên pha từ 2 – 5 gram Hồng Trà, hoặc lựa chọn theo dung tích ấm trà hoặc số lượng người uống để pha hãm cho phù hợp.

Nhiệt độ: Nhiệt độ nước pha Hồng Trà nên sử dụng ở mứ 90 °C  đến 100 °C là phù hợp, đồng thời cần tráng qua trà để khai mở trà cũng như làm để trà được sạch hơn. Đồng thời chén uống trà cũng cần phải được tráng qua nước nóng, như thế khi rót trà vào vị trà mới dậy mùi thơm được trọn vẹn.

Cảm nhận hương thơm và màu sắc

Hồng Trà sau khi pha hãm, thông thường sau 3 phút là có thể cảm nhận được hương thơm và màu sắc của nước trà., sau khi trà chín chúng ta có thẻ rót ra chén và thưởng thức, nếu như Hồng Trà là loại có búp trà nguyên bản thì đều có thể pha nhiều lần nước (ít nhất là từ 2 – 3 nước), nhưng nếu dùng Hồng Toái Trà)loại trà vụn) thì sẽ chỉ 1 nước ban đầu, đến nước thứ 2 – 3 là vị đã trở nên nhạt đi rất nhiều.

Có thể bạn quan tâm:  Tổng quan Trà Trắng Phúc Đỉnh (Fuding Trà Trắng)

Hồng Trà và giá trị dinh dưỡng

Hồng Trà hàm chứa phong phú các loại nguyên tố vi lượng và chất dinh dưỡng như: Carotene, Vitamin A, Canxi, Photpho, Magie, Kali, Caffein … Dưới đây là bảng thành phần hàm chứa trong 100 Gr Hồng Trà.

Thành Phần Hàm Lượng Tên thành phần Hàm lượng Thành phần Hàm lượng
Có thể sử dụng 100 Thủy phân (gr) 7.3 Năng lượng (kilocalorie) 294
Năng lượng (KJ) 1230 Protein (gr) 26.7 Chất béo (gr) 1.1
carbohydrate (gr) 59.2 Chất xơ (gr) 14.8 Cholesterol (mg)
Ash (gr) 5.7 Vitamin A (mg) 645 Carotene (mg) 3870
Retinol (mg) Thiamine (mcg) Riboflavin (mg) 0.17
Niacin (mg) 6.2 Vitamin C (mg) 8 Vitamin E (mg) 5.47
a-E 2.8 (β-γ)-E 2.67 δ-E
canxi (mg) 378 Photpho (mg) 390 Kali (mg) 1934
natri (mg) 13.6 Magie (mg) 183 Fe (mg) 28.1
Kẽm (mg) 3.97 Selen (mg) 56 Cu (mg) 2.56
mangan (mg) 49.8 I ốt (mg)
Thành phần Hàm lượng (mg) Thành phần Hàm lượng (mg) Thành phần Hàm lượng (mg)
isoleucine (Ile), an essential amino acid 923 leucine (Leu), an essential amino acid 1671 lysine (Lys), an essential amino acid 1381
Hàm chứa axitamin (T) 436 methionine (Met), an essential amino acid 237 xystin 199
Aromatic a-xít a-min (T) 1700

alanine (Ala), an amino acid;

988  tyrosine (Tyr), an amino acid 712
threonine (Thr), an essential amino acid; 874

tryptophan (Trp), an essential amino acid

valine 1213
argnine (Arg), an essential amino acid; 1229 histidine (His), an essential amino acid; 470 alanine (Ala), an amino acid; 1224
aspartic acid (Asp), an amino acid; 2032 glutamic acid (Glu), an amino acid; 3229 glycine (Gly), an amino acid; 1051
proline (Pro), an amino acid; 828 serine (Ser), an amino acid; 948

công dụng của hồng trà

Công dụng của Hồng Trà

Hồng Trà có tác dụng hỗ trợ cho hệ tiêu hóa, thúc đẩy cảm giác thèm ăn, lợi tiểu, tiêu trừ phù nề, củng cố chức năng tim mạch. Trong Hồng Trà rất phong phú Hàm Lượng Flavonoid có thể trừ khử các gốc tự do, có tác dụng kháng axit, giảm nguy cơ phát bệnh nhồi máu cơ tim, trong y học Trung Quốc cho rằng trà cũng phân biệt nóng lạnh, ví dụ trà xanh thuộc tính cực lạnh, thích hợp uống và mùa hè, làm tiêu tan đi cái nóng, Hồng Trà, Trà Phổ nhĩ thiên về tính nón, thích hợp dùng làm thức uống cho mùa đông lạnh, còn trà Ô Long, Trà Thiết Quan Âm lại thuộc dòng trà Trung Tính.

Có thể bạn quan tâm:  Tổng quan về trà Thiết Quan Âm Thanh Hương

Hồng Trà có thể hỗ trợ điều tiết đường huyết, nhưng vẫn chưa có những kết luận xác thực, vào ngày đông dạ dày dễ gặp phải tình trạng khó chịu, trái cây lạnh ăn nhiều cũng khiến người không thoải mái, có thể lấy Hồng Trà cho thêm ít đường đỏ, cho thêm vài lát gừng, hãm nước nóng uống lúc ấm, có tác dụng dưỡng dạ dày rất tốt, cơ thể sẽ thoải mái, nhưng kiến nghị không uống Hồng Trà lạnh.

Nâng cao tinh thần, tiêu trừ mệt mỏi

Hồng Trà có chứa hàm lượng Caffein có tác dụng kích thích đại não đến trung khu thần kinh, tạo sự hưng phấn, thúc đẩy nâng cao tinh thần, tăng sức tập trung suy nghĩ, tạo lối suy nghĩ phản ứng càng thêm mẫu tuệ sâu sắc)suy nghĩ lanh lợi và thông minh), trí nhớ được tăng cường, ngoài ra Hồng Trà còn có tác dụng với hệ thống mạch máu với trài tim hưng phấn, làm khỏe mạnh hệ tim mạch, do đó hệ tuần hoàn máu lấy lại sự trao đổi chất nhanh hơn, đồng thời lại thúc đẩy đổ mồ hôi, lợi tiểu. Bởi vậy hệ thống tiến hành đồng bộ và nhanh chóng, bài tiết Axit Lactic)đây là chất khiến cơ thể cảm thấy mệt mỏi) đạt tới mục đích tiêu trừ mệt mỏi hiệu quả.

Sinh Tân Thanh Nhiệt

Ngày hè uống Hồng Trà có thể loại bỏ đi cái nóng lực, do là trong trà có nhiều Phenolic, đường, Axiamin, Pectin, hoặc kết hợp với Enzy, sinh ra phản ứng hóa học dẫn đến khoang miệng có cảm giác được làm dịu đi, dồng thời làm ấm, cũng như sản sinh ra cảm giác mát lạnh, hơn nữa Caffein còn có tác động khống chế phân khu trung tâm nhiệt độ cơ thể, từ đó điều tiết nhiệt độ, nó cũng kích thích thận tạng thúc đẩy bài tiết nhiệt độ cùng chất cặn bã ra khỏi cơ thể, diu trì sinh lý cân bằng trong cơ thể.

Lợi Tiểu

Hồng Trà có chứa Caffein kết hợp cùng với chất Aromatic, có tác dụng tăng cường tuần hoàn máu thận tạng, nâng cao hiệu suất loại bỏ tiểu cầu, khuếch trương mao mạch thận, đồng thời ức chế tiểu quản của thân tái hấp thu nước, vì thế thúc đẩy lượng nước tiểu gia tăng. Như vậy nó có lợi cho bài trừ Axitlactic của cơ thể, Axit Uric)đối với bệnh Gout), có quá nhiều phân tử Cl (đối với cao huyết áp), các chất có hại cho cơ thể, cùng với bạn làm dịu bệnh tim, giảm nguy cơ phù nề, viêm thận.

Có thể bạn quan tâm:  Phổ Nhĩ Lão Trà Đầu

Giảm nhiệt sát trùng

Hợp chất tổng hợp polyphenol có trong hồng trà có hiệu quả tiêu viêm, lại thêm trong khảo sát nhiên cứu thực nghiệm có phát hiện rằng,các hợp chất trong cây nhi trà có thể kết hợp cùng vi khuẩn của tế bào đơn, khiến cho anbumin đông đặc lắng đọng lại, dựa vào đó mà ức chế cùng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. cho nên những người bị mắc bệnh lị trực khuẩn và người ngộ độc thực phẩm uống hồng trà sẽ rất có lợi. Dân gian cũng thường dùng hồng trà để xoa lên vết thương, tránh hoại tử và làm thơm chân.

Giải độc

Trong Hồng trà tđích trà có chứa nhiều alkali  có thể hấp thụ kim loại nặng cùng kiềm sinh vật, đồng thời cũng lắng đọng lại phân giải,điều này đối với nguồn nước uống cùng thực phẩm hiện nay đã bị công nghiệp làm cho ô nhiễm mà nói, thì nó giống như là tin mừng số 1 vậy.

Làm khỏe mạnh xương cốt

Ngày 15/3/2002 nhật bản kết hợp cùng mỹ tại hiệp hội đã phát biểu đưa ra con số điều tra trên 10 năm đối với 479 người nam giới  và 540 người nữ giới, chỉ ra rằng những người sử dụng hồng trà có xương cốt khỏe hơn, trong hồng trà có hợp chất polyphenol(trong trà xanh cũng có), có tác dụng ức chế hoạt động của các tế bào phá hoại mô xương khớp.giúp phòng những bệnh thường thấy ở nữ giới như loãng xương, kiến nghị mỗi ngày nên dùng 1 ly nhỏ hồng trà, kiên trì nhiều năm hiệu quả rõ rệt,. nếu như trong hồng trà cho thêm chanh, làm khỏe xương, hiệu quả càng tốt, trong hồng trà cũng có thể cho thêm nhiều loại nước hoa quả, có thể làm cho hiệu quả kết hợp.

Kháng lão hóa

Chính nhờ phản ứng lên men mà trà đen có mùi thơm đặc biệt và lá trà có màu sậm, từ đỏ hung đến đen tuyền. Cũng nhờ hiện tượng lên men mà trà đen chứa nhiều hoạt chất có tác dụng kháng oxy hóa, đồng nghĩa với việc chống tình trạng lão hóa tế bào, chống nhờn và bổ sung chất dinh dưỡng thực vật cho cơ thể. Vì tính năng đặc biệt này mà các hãng dược phẩm, kem chống lão hóa sử dụng các chiết xuất có trong trà đen, đặc biệt là kem chống nhăn dùng cho phụ nữ.

Nuôi dưỡng và bảo vệ dạ dày

Bình thường, khi cơ thể chưa ăn uống gì mà uống trà xaanh vào sẽ có cảm giác khó chịu, không thoải mái, đây là do những chất quan trọng ẩn chứa trong lá trà, trà chứa nhiều hợp chất Phenol có khả năng làm co lại, đối với những tác dụng kích thích nhất định, lúc dạ dày trống rỗng thì càng kích thích mạnh.

Có thể bạn quan tâm:  Cách pha trà trắng An Cát

Nhưng Hồng Trà thì không như vậy, bởi Hồng Trà đã trải qua quá trình lên men mà thành Hồng Trà, không những không gây hại cho dạ dày mà nó còn nuôi dưỡng dạ dày, thường xuyên uống Hồng Trà cho thêm đường, sữa … có thể tiêu viêm giảm nhiệt, bảo vệ niêm mạc dạ dày, đối với điều trị bệnh loét dạ dày cũng có hiệu quả nhất định

Giảm áp lực mạch máu

Y khoa Mỹ có hạng mục nghiên cứu, đã chỉ ra rằng Hồng Trà có liên quan đến độ giãn mạch máu. Nghiên cứu phát hiện ra rằng người bị bệnh tim mạch mỗi ngày uống 4 ly Hồng Trà, độ giãn của mạch máu có thể tăng từ 6 % lên đến 10 %, với người bình thường là 13 %

Những điều cấm kỵ trong Hồng Trà

  1. Những người bị bệnh U Bướu và bị bệnh sỏi thận không nên dùng Hồng Trà
  2. Người có chứng thiếu máu, suy nhược mất ngủ, dễ bị kích động, mẫn cảm, thân thể có sức khỏe yếu không nên uống Hồng Trà, bởi Hồng Trà có tác dụng nâng cao tinh thần, minh mẫn vì thế những ai đã bị suy nhược mất ngủ không nên sử dụng Hồng Trà, vì có thể sẽ khiến cho tình trạng càng trở nên trầm trọng.
  3. Người bị đau dạ dày, ợ nóng không nên dùng Hồng Trà, bởi Hồng Trà có tính ôn hòa, tác dụng làm ấm dạ dày
  4. Người sau sinh, người bị hôi miệng, người hay bị mụn, người có quầng mắt đỏ thẫm thì không nên dùng Hồng Trà, bởi Hồng Trà thuộc loại có tính nóng, những trường hợp trên là do trong cơ thể đang nóng vì vậy không nên uống.
  5. Người đang uống thuốc cũng không nên uống Hồng Trà, bởi Hồng Trà có thể làm cho chất lượng của thuốc bị giảm sút hoặc mất tác dụng.
  6. Nữ giới trong thời kỳ kinh nguyệt cũng không nên uống Hồng Trà, bởi trong thời gian này nữ giới sẽ mất đi 1 hàm lượng sắt rất lớn, mà trong trà có chứa Axit Tanic lại ngăn chặn khả năng hấp thụ sắt có trong thức ăn
  7. Phụ nữ mang thai và phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh không nên uống Hồng Trà, bởi trong Hồng Trà có Caffein làm tăng nhịp tim của bà bầu, gây ra cảm giác khó chịu, bốc hỏa.
  8. Phụ nữ trong thời kỳ cho con bú không nên uống Hồng Trà, bởi Axit Tanic trong Hồng Trà sẽ ngấm vào máu, ảnh hưởng đến chất lượng nguồn sữa.

Xem bài gốc tại: Thích Uống Trà

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *