Nội dung chính
Thế nào là trà bích la xuân?
Bích la xuân (một số nơi lại gọi là bích loa xuân) là loại trà có nguồn gốc núi Động Đình thuộc vùng Thái Hồ, Giang Tô, Trung Quốc -nơi núi cao, khí hậu ôn hòa, thiên nhiên và thổ nhưỡng rất ưu ái cho cây trà phát triển. Tương truyền rằng: trên những vách núi cao của núi Động Đình xuất hiện những cây trà mọc hoang dã, người dân bèn hái về uống thử thấy nước trà màu xanh, mùi thơm nhẹ thoang thoảng, vị ngọt thuần khiết. Nhận thấy đây là giống trà ngon nên mỗi năm nào khi tiết trời vào xuân, người dân trong vùng lại lên đây hái trà về để dành uống, có năm cây trà ra nhiều lá không để hết được trong giỏ, người dân phải dắt cả vào trong áo ngực. Sau những lá trà được cài trong áo ngực, gặp hơi nóng từ cơ thể lại phát ra mùi hương thơm đặc biệt từ đó thay vì dùng giỏ tre để đựng trà mỗi khi hái người ta thường dắt lại trong áo ngực như môt lần ủ hương cho trà và đặt cho nó cái tên gọi mỹ miều “Nhân Hương” hay ” Hách Sát Nhân Hương”. Mãi đến khi hoàng đế Khang Hi du ngoạn đến vùng Thái Hồ, được thưởng thức tách trà thơm ngát, lịch sự đầy tao nhã này, liền thấy cái tên” Nhân Hương” này không được thanh thoát nên đặt tên cho trà thành “ Bích La Xuân”.
Bích – bởi nước trà xanh biếc, La (loa) – bởi hình dạng trà có hình xoắn ốc cuộn thành loa, Xuân – bởi trà hái vào mùa xuân.
Quá trình chế biến trà Bích La Xuân
Đúng như vị trí xưng danh trong “Thập Đại Danh Trà Trung Hoa”, được sánh vai với các dòng trà tên tuổi: Long tỉnh, Thiết Quan Âm, Lục An Qua Phiến, Phổ Nhĩ, Hồng Trà… Bích La Xuân được chế biến hoàn toàn thủ công. Để làm ra 100gram trà người ta phải tiêu tốn tới 5-7 vạn búp trà non được tuyển chọn kỹ lưỡng, không những vậy các công đoạn hái trà – Nhặt trà – Sao, vò trà – Sấy khô – lưu trữ được tuân thủ nghiêm ngặt. Cụ thể:
- Hái Trà: Trà Bích La thu hái vào đầu mùa xuân sẽ cho lá non và xanh biếc nhất. Người làm trà phải đi hái từ lúc sáng sớm(thường từ 5h-9h sáng), phải chọn ra những búp trà non, xanh nhất.
- Thải – Nhặt Trà: Sau khi hái trà về, người làm trà phải chọn lựa, bỏ đi những lá trà không đạt tiêu chuẩn, trà phải được nhặt thật sạch và đặc biệt các công đoạn phải được hoàn thành trước 15h chiều.
- Sao trà, vê trà: Trà sau khi nhặt sạch được sao chế trên bếp lửa ngay trong ngày, tuyệt đối không được để trà qua đêm tránh cho việc hương vị của trà sẽ bị biến mất. Công đoạn này đòi hỏi người sao trà phải dày dặn kinh nghiệm, phải có đôi tay thật khéo để vừa có thể xao trà trên bếp lửa, vừa sao vừa vê trà, vừa vò trà tạo hình xoắn ốc cho viên trà. Thông thường khi bắt đầu sao trà, người làm trà phải thật đều tay đảo trà trên chiếc chảo gang thật lớn với mức nhiệt duy trì từ 100 -150 độ C. Khi chỉ còn một lượng nước nhất định trong trà(khoảng 65-70%), lúc này nhiệt lượng của chảo gang sẽ được hạ thấp xuống còn 60 -65 độ C, bằng chính đôi bàn tay của mình, người làm trà vừa vò, vừa vê, vừa sao trà tạo hình xoắn ốc, vừa duy trì nhiệt độ của lò để mẻ trà được hoàn hảo nhất.
- Sấy trà: Sau khi được tạo hình, trà được đem đi sấy khô một lần nữa trước khi đem bảo quản. Trà đạt tiêu chuẩn là khi hương trà vẫn còn giữ được, những búp trà cuộn tròn lại thành hình xoắn ốc, bên ngoài được phủ một lớp lông trắng.
- Lưu trữ: Trà thường được cất giữ, bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh những nơi có độ ẩm hay nhiệt độ cao. Không nên để trà cùng với các chất tẩy rửa hay để lẫn các loại trà với nhau. Sau khi mở nắp, trà nên được sử dụng hết, tránh để lâu sẽ bị mất đi hương vị của trà. Quý trà nhân có thể sử dụng các bình đựng trà sứ hoặc bình đựng trà tử sa để lưu giữ và bảo quản trà tốt nhất.
Mời quý trà nhân tham khảo thêm công đoạn chế biến trà tại đường link: https://www.youtube.com/watch?v=2E_RhzfUS4A
Cách pha trà Bích La Xuân
Để có được ấm trà thơm ngon, trà công phu khuyến khích các quý trà nhân nên pha trà trong ấm tử sa và sử dụng các dụng cụ pha trà : chén tử sa, phễu lọc, tống chuyên trà … để có thể cảm nhận được vị trà tốt hơn : Khi pha trà Bích La người ta thường sử dụng nước có nhiệt độ từ 80 °C – 95 °C là phù hợp, đồng thời trước khi pha cần phải “ đánh thức trà” bằng việc tráng qua một lần nước. Tùy vào khẩu vị muốn uống đậm – nhạt của mỗi người mà thời gian ngâm trà là từ 15 – 30 giây, khi rót trà cần phải rót hết nước trong ấm, tránh việc ủ trà trong nước quá lâu sẽ dẫn đến việc trà bị chát hay nồng trà. Sử dụng 7 – 10 gr trà cho mỗi ấm trà từ 3 – 4 người uống trở lên.
- Nước trà đầu thường có mùi thanh nhẹ thơm ngát nhưng không nồng, màu nước trong xanh ngọc.
- Sang tới nước thứ hai: khi những lá trà đã được đánh thức hoàn toàn, bung tỏa vỏ ốc thể hiện bản lĩnh của mình, nước trà lúc này có màu xanh ngọc đậm hơn, mùi thơm của trà càng rõ rệt, dư vị ngọt nơi đầu lưỡi càng rõ rang, sinh động.
- Nước trà thứ ba: trà tam rượu tứ quả không sai, trà ba ngụm, trà ba lần nước, sang tới lần pha thứ ba, nước trà lúc này đã thay mình hoàn toàn bởi màu xanh ngọc bích, hương thơm nồng, vị ngọt ngào, tươi mát như hơi thở của tiết trời mùa xuân.
Công dụng trà Bích La Xuân:
Trà Bích La Xuân chứa một số lượng lớn các hợp chất có lợi cho sức khỏe con người. Chẳng hạn như: catechins (Có 4 loại Catechins, trong đó catechin có tính chống ung thư hữu hiệu nhất là Epigallocatechin gallate (EGCg). Chất này có đến 59.1% trong trà xanh, là một lượng EGCg rất lớn không có loại thức ăn nào sánh kịp! Chính EGCg có khả năng kết hợp thành men uPA, ngăn chận sự kết thành các tế bào và bứu ung thư.), vitamin C, A, caffeine, flavanol, polyphenol… Việc uống trà thường xuyên giúp tránh mệt mỏi, lợi tiểu, co thắt tim, ức chế xơ vữa động mạch, chống viêm, giảm cân, chống sâu răng, ức chế tế bào ung thư,…
Xem bài gốc tại Trà Công Phu