Trà gạo lứt là một thức uống dưỡng sinh được dân gian truyền lại từ rất lâu đời. Đây là một loại trà thanh đạm nhưng đem lại những lợi ích không hề nhỏ cho sức khỏe. Vậy chúng có tác dụng gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Tác dụng của trà gạo lứt

Tác dụng của nước gạo lứt không những làm đẹp da và duy trì vóc dáng mà còn có thể ngăn ngừa nhiều bệnh như sỏi thận, tiểu đường, ung thư…

Gạo lứt không chỉ được dùng để nấu cơm mà còn có thể chế biến thành món nước gạo lứt tốt cho sức khỏe và sắc đẹp. Tác dụng của gạo lứt không chỉ giàu dinh dưỡng cho trẻ em mà còn giúp ngăn ngừa nhiều bệnh như tiểu đường, béo phì, ung thư… Nhiều người còn ăn gạo lứt giảm cân để duy trì vóc dáng thon gọn.

Có thể bạn quan tâm:  Trà Ô Lông có tác dụng gì? Nên uống trà vào thời điểm nào là hợp lý?

Khi phong trào thực dưỡng ngày càng phát triển rầm rộ, gạo lứt ngày càng trở nên phổ biến với các biến tấu thú vị như bánh gạo lứt, bún gạo lứt, miến gạo lứt, trà gạo lứt, nước gạo lứt… Nước gạo lứt là một trong những món mà bạn có thể tự tay làm tại nhà một cách dễ dàng nhất. Người Đông Nam Á từ lâu đã ưa thích trà gạo lứt vì lợi ích của gạo lứt tốt cho cả sức khỏe và sắc đẹp. Nhiều nhà nghiên cứu từ nhiều trường đại học danh tiếng trên thế giới cũng đã chứng minh nhiều tác dụng của trà gạo lứt.

 1. Thanh nhiệt cơ thể, giải độc

Ngoài tác dụng thanh nhiệt, mát gan mà mọi người đều biết, nước trà gạo lứt còn đem lại nhiều tác dụng không ngờ khác. Phân tích máu của một số người uống trà gạo lứt cho thấy, máu của họ rất sạch. Hồng huyết cầu tròn và huyết thanh trong. Trong khi ở nơi những người khác hồng huyết cầu hoặc là méo mó, hoặc là nhiều độc tố và ký sinh trùng.

Có thể bạn quan tâm:  Không gian trà HITA Tea

 2. Chữa táo bón, bệnh gút, phong thấp

Hơn nữa, kiên trì uống trà sẽ giúp làm giảm hoặc không còn nhức mỏi mỗi khi thời tiết thay đổi, chữa dứt chứng táo bón kinh niên. Nước trà gạo lứt giúp chống mất nước trong trường hợp bị tiêu chảy và cầm tiêu chảy rất tốt, nhanh chóng phục hồi sức khoẻ.

Uống trà trường kỳ sẽ hết được bệnh gút, chứng phong thấp của người già. Cơ thể bạn sẽ tràn trề sinh lực, không còn thấy uể oải hay mỏi mệt, người lớn tuổi không còn phiền não vì chứng đi tiểu đêm nhiều lần. Nếu nói về trà gạo lứt có tác dụng gì, thì có thể khẳng định rằng nó là một bài thuốc rất quý cho sức khỏe con người.

trà gạo lứt

 3. Giúp da hồng hào

Không chỉ dừng lại ở đó, nó còn giúp cho nước da hồng hào, sáng, đẹp, nhờ làm cho máu sạch, không chứa độc tố. Không cần những mỹ phẩm hàng hiệu, những loại thuốc đắt tiền, bạn vẫn có được làn da đẹp một cách đơn giản.

Có thể bạn quan tâm:  Trà đen là gì? Hướng dẫn cách pha trà đen đúng chuẩn hương vị

Sở dĩ trà gạo lứt đem lại nhiều công dụng như vậy vì gạo lứt có nhiều chất xơ có thể làm giảm lượng đường và cholesterol trong máu, đồng thời cũng có thêm những chất khoáng như magnesium, manganese, kẽm. Uống nước trà gạo lứt phối hợp với thể dục và dưỡng sinh, điều hòa hơi thở bồi dưỡng thể chất cũng như tâm linh sẽ đem lại một đời sống khỏe mạnh, an vui cho mỗi người, dù không phải tốn quá nhiều công sức để bồi bổ.

Tuy nhiên, nên nhớ rằng trà gạo lứt chỉ giúp chúng ta điều chỉnh những chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe con người, chứ không phải là “thuốc tiên” chữa được bách bệnh. Tất cả còn tùy thuộc vào cơ chế hoạt động của “bộ máy cơ thể” ở từng người. Điều quan trọng là sống trong trí tuệ hiểu biết, sẵn sàng chấp nhận những gì đến và đi và buông bỏ không luyến tiếc những gì không thể giữ được nữa, kể cả xác thân vật chất này, như vậy ta sẽ có sự bình an dù ở trong bất cứ hoàn cảnh nào.

Có thể bạn quan tâm:  Các loại trà ngon và phổ biến được người Việt ưa chuộng

Cách làm trà gạo lứt giàu dinh dưỡng

Trà gạo lứt thơm ngát có chứa chất chống oxy hóa cũng như vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Cách làm trà cũng khá đơn giản nên bạn có thể tự pha chế tại nhà để thưởng thức mỗi buổi sáng.

Món trà gạo lứt xuất xứ từ Nhật Bản với các nguyên liệu đơn giản là gạo lứt và lá trà xanh. Hai nguyên liệu này kết hợp mang đến cho món trà nhiều dưỡng chất cũng như tạo lên mùi vị và hương thơm rất đặc biệt. Bạn cũng có thể thử cách làm trà gạo với đậu đen và đậu đỏ để thay đổi khẩu vị.

Bên cạnh món nước gạo thanh mát, trà gạo lứt cũng mang lại một số tác dụng cho sức khỏe như hỗ trợ giảm cân, kiểm soát đường huyết, giảm cholesterol xấu, phòng sỏi thận, ngừa ung thư… Vậy bạn đã biết các cách làm trà gạo lứt mỗi sáng để bổ sung dưỡng chất cho cả ngày dài chưa?

Có thể bạn quan tâm:  Tìm hiểu một số cách nấu trà bồ công anh đơn giản

 1. Cách làm trà gạo lứt rang

Loại trà này chỉ gồm hai nguyên liệu cơ bản là gạo lứt và lá trà xanh. Khi đã có hai nguyên liệu này, bạn có thể pha chế theo hướng dẫn sau đây.

Nguyên liệu cần thiết

  • Lá trà xanh
  • Gạo lứt

Cách thực hiện

– Rang gạo lứt

  • Rửa sạch gạo lứt rồi bỏ vào chảo để rang.
  • Đặt chảo lên bếp, bật lửa ở mức từ thấp đến trung bình rồi rang gạo lứt cho đến khi gạo có màu nâu sẫm và tỏa ra mùi thơm hấp dẫn. Mỗi mẻ rang, bạn chỉ nên đổ một lớp mỏng lên chảo để gạo chín đều hơn.
  • Tùy thuộc vào nhiệt độ bếp và loại chảo, thời gian rang gạo có thể khác nhau nhưng thường thời gian rang không quá 5 phút. Trong thời gian này, bạn cần liên tục kiểm tra gạo trên bếp cẩn thận vì gạo rang rất dễ cháy.
  • Để gạo lứt rang nguội bớt. Trong khi đó, bạn tiếp tục rang thêm mẻ gạo lứt khác cho tới khi hết số gạo mình đã chuẩn bị. Bạn có thể rang nhiều gạo rồi bảo quản trong lọ thủy tinh để dùng dần.
Có thể bạn quan tâm:  Bạn đã biết công dụng của trà Thiết Quan Âm là gì chưa?

Nhà hàng chay HITA Phan Xích Long Phú Nhuận

– Pha trà

  • Đổ lượng gạo lứt bạn muốn dùng vào rây trà cùng với lá trà xanh. Tỷ lệ pha 1 muỗng cà phê lá trà xanh và 1 muỗng canh gạo lứt tương đương với 1 tách trà. Bạn có thể tăng giảm lượng gạo và trà xanh sao cho có được vị trà đúng ý thích.
  • Đun nước tới khoảng 82°C rồi nhúng rây trà vào nước. Bạn cũng có thể đặt rây vào cốc uống trà rồi đổ nước nóng vào cốc. Bạn hãy ngâm trà xanh và gạo lứt trong nước nóng khoảng 3 phút.
  • Bỏ rây trà ra và thưởng thức.

 2. Cách làm trà gạo lứt đậu đỏ

Loại trà này tuy không có trà xanh nhưng lại mang đến nhiều lợi ích của đậu đỏ tốt cho sức khỏe như cải thiện tim mạch, tăng cường cơ bắp, kiểm soát chứng đái tháo đường… Cách pha trà gạo lứt đậu đỏ cũng khá đơn giản.

Nguyên liệu cần thiết

  • 100g gạo lứt đỏ
  • 100g đậu đỏ

Bạn có thể tìm mua gạo lứt và đậu đỏ đã rang sẵn để không phải sơ chế nguyên liệu.

Có thể bạn quan tâm:  HITA bật mí cách pha trà trà thảo mộc giúp tăng hương vị

Sơ chế nguyên liệu

Nếu không không mua được gạo lứt hay đậu đỏ rang sẵn, bạn có thể mua gạo lứt và đậu đỏ sống về để tự rang tại nhà. Đối với gạo lứt, bạn có thể áp dụng cách rang như đã hướng dẫn trong công thức trên. Còn với đậu đỏ, bạn có thể rang theo cách sau:

– Đổ đậu đỏ vào nước để rửa sạch bụi bẩn. Bạn cũng nên vớt bỏ những hạt đậu đỏ nổi trên mặt nước vì đây là những hạt lép.

– Bắc chảo lên bếp rồi đổ một ít đậu đỏ vào rang với lửa nhỏ. Bạn dùng đũa đảo liên tục để đậu chín đều mà không bị khét.

– Nếu không muốn dùng bếp, bạn có thể rải đều đậu đỏ ra khay thủy tinh rồi bỏ vào lò vi sóng rang trong khoảng 1 phút. Sau đó, bạn lấy đậu ra để đảo đều rồi lại bỏ vào rang tiếp. Bạn cứ tiếp tục rang và đảo cho tới khi đậu chín.

– Khi rang đậu đỏ xong, bạn đổ ra bát thật khô và đợi đậu nguội rồi bảo quản trong lọ thủy tinh kín để dùng dần trong những lần làm trà sau. Bạn có thể rang nhiều đậu để tiết kiệm công sức và thời gian rang khi muốn uống trà.

Có thể bạn quan tâm:  Trà ô long là gì? Hướng dẫn cách pha trà ô lông chuẩn hương vị

Nhà hàng chay HITA Phan Xích Long Phú Nhuận

Cách pha trà 1

  • Đổ gạo lứt rang và đậu đỏ rang vào đồ lọc trà.
  • Cho đồ lọc trà vào bình nước nóng hãm trong khoảng 25 phút rồi rót trà ra thưởng thức.

Cách pha trà 2

  • Bạn cho cả gạo lứt rang và đậu đỏ rang vào nồi nước rồi đun trên lửa nhỏ trong khoảng 10 phút.
  • Khi gạo lứt và đậu đỏ đã nở bung, bạn chắt lấy phần nước để uống.

Phần trà uống chưa hết, bạn có thể đổ vào lọ thủy tinh kín và bảo quản trong tủ lạnh để uống dần trong ngày.

 3. Cách dùng trà gạo lứt

Uống trà gạo lứt ngon nhất là khi ấm ấm và bạn có thể dùng từ 2 đến 3 lít mỗi ngày, uống thay nước càng tốt. Nếu sau khi pha trà mà dùng không hết, nên sớt ra, để nguội cho vào tủ lạnh, để dùng tiếp vào lần sau.

Xác gạo lứt khi nấu xong bạn có thể ăn như cháo, thêm xíu muối mè vì có tác dụng làm nhẹ bụng. Những người mới bệnh mới khỏe, khó tiêu, chán ăn thì nên ăn gạo lứt vài ngày để giúp bao tử làm việc nhẹ nhàng, kích thích sự thèm ăn và thích ăn trở lại.

Có thể bạn quan tâm:  Ý nghĩa của ấm pha trà và công dụng thần kỳ của chúng trong trà đạo

Trong tình cảnh hiện nay trà khô vừa đắt tiền, pha trộn nhiều tạp chất, sử dụng hóa chất thì trà là một biện pháp hiệu quả vừa giúp tiết kiệm, an toàn sức khỏe, thơm ngon, lại còn chữa được nhiều bệnh, kể cả bệnh khớp và phòng chống loãng xương.

Tìm kiếm liên quan đến trà gạo lứt

  • trà gạo lứt đậu đen
  • trà gạo lứt nhật
  • trà gạo lứt la vie en rose
  • cách làm trà gạo lứt đậu đỏ
  • cách rang gạo lứt
  • cách làm nước gạo lứt rang giảm cân
  • cách làm nước gạo lứt rang lợi sữa

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *